Trong mọi việc, muốn thành công, phải phân biệt cái nào là mục đích, cái nào là phương tiện, cái nào là chính yếu, cái nào là phụ thuộc. Lầm phương tiện là mục đích, lầm cái phụ là cái chính, thường sẽ thất bại. Trong đời sống tâm linh, không phân biệt được điều chính yếu nhất để thực hành, mà cứ tập trung vào cái phụ, thì cũng thế.
Những người điếc, ngọng, câm thể chất, họ chiếm một tỉ lệ thấp trong xã hội, nhưng tỉ lệ những người điếc, ngọng, câm về tinh thần và tâm linh trong xã hội và Giáo Hội có lẽ không nhỏ. Điếc, ngọng, câm về tinh thần và tâm linh nghĩa là gì? Đó là bệnh cá nhân hay xã hội? một xã hội hay giáo hội có thể bị điếc và ngọng không?
Chúng ta thường đánh giá sự thánh thiện hay đạo đức của chính mình hay của người khác dựa vào những gì thấy được bên ngoài, như việc làm, thái độ, sự nghiêm trang, v.v... Nhưng Thiên Chúa đánh già theo cái TÂM YÊU THƯƠNG ở bên trong mỗi người. Đương nhiên, cái TÂM YÊU THƯƠNG đích thực sẽ tự nhiên thể hiện ra bên ngoài thành những hành động cụ thể.
Trước tình trạng bất công, áp bức, tội ác tràn lan trong xã hội mà tôi không cảm thấy phẫn nộ đối với những kẻ gây nên tình trạng ấy thì... tôi là hạng người gì? Thấy anh em của mình bị kẻ có quyền hiếp đáp mà tôi không can thiệp hay lên tiếng bênh vực, thì... tôi là loại người gì? Tôi có phải là người theo Đức Giêsu không?
Washington và Lincoln là hai vị tổng thống vĩ đại trong lịch sử nước Mỹ, đã trở thành biểu tượng vĩ đại của nước Mỹ. Nhờ đâu mà họ trở nên vĩ đại như thế? -- Chính nhờ niềm tin vào Thiên Chúa và luôn trung thành sống đúng như niềm tin ấy đòi hỏi.
Xã hội được cấu tạo bởi con người, nên nền tảng của xã hội là con người. Con người và xã hội luôn luôn đi đôi và gắn liền với nhau, không thể tách con người khỏi xã hội, cũng như không thể tách xã hội khỏi con người. Người điều hành xã hội không chỉ nhắm làm xã hội phát triển, giàu mạnh, mà còn phải nhắm làm cho mọi người và từng người trong xã hội đó được thật sự hạnh phúc.
Sống trong cuộc đời là sống trong thời gian. Thời gian có quá khứ, hiện tại và tương lai. Quá khứ đã vuột khỏi tay ta, ta không làm chủ được. Tương lai thì chưa tới, không biết sẽ ra sao, ta cũng không làm chủ được. Ta chỉ có thể sống được trong hiện tại, và làm chủ được chính giây phút hiện tại này. Cuộc đời ta thế nào, hoàn toàn tùy thuộc vào những giây phút hiện tại ấy.
Trong cuộc đời, cần phân biệt giữa cái chính yếu và cái phụ thuộc, giữa mục đích và phương tiện, giữa cái quan trọng nhất và những cái ít quan trọng... để đừng bao giờ hy sinh cái chính cho cái phụ, cái quan trọng nhất cho cái ít quan trọng… Hạnh phúc hay sự hòa thuận trong gia đình quan trọng hơn tiền bạc, hơn nhà cao cửa rộng… Dừng vì quý cái phụ mà mất đi chỉ chính...
Có một chân lý rất nghịch lý về «Cái tôi» của mỗi người: Tôi càng muốn phình to «Cái tôi» của mình, thì «Cái tôi» ấy càng kém giá trị, càng không được người khác nể trọng. Trái lại, tôi càng coi «Cái tôi» của mình nhỏ bé, thì nó càng trở nên có giá trị, và được mọi người nể trọng và khâm phục.
Những người điếc, ngọng, câm thể chất, họ chiếm một tỉ lệ thấp trong xã hội, nhưng tỉ lệ những người điếc, ngọng, câm về tinh thần và tâm linh trong xã hội và Giáo Hội có lẽ không nhỏ. Điếc, ngọng, câm về tinh thần và tâm linh nghĩa là gì? Đó là bệnh cá nhân hay xã hội? một xã hội hay giáo hội có thể bị điếc và ngọng không?
Nhẫn nhịn quá thành nhu nhược. Nhẫn nhịn là đức tính của người quân tử, còn nhu nhược không phải là một đức tính mà là một khuyết điểm. Nhưng nhẫn nhịn đến mức nào thì hóa thành nhu nhược? Làm sao xác định được ranh giới giữa nhẫn nhịn và nhu nhược? Đó là một câu hỏi khó trả lời, dường như nó tùy phán đoán của mỗi người
Xã hội được cấu tạo bởi con người, nên nền tảng của xã hội là con người. Con người và xã hội luôn luôn đi đôi và gắn liền với nhau, không thể tách con người khỏi xã hội, cũng như không thể tách xã hội khỏi con người. Người điều hành xã hội không chỉ nhắm làm xã hội phát triển, giàu mạnh, mà còn phải nhắm làm cho mọi người và từng người trong xã hội đó được thật sự hạnh phúc.
Làm cha mẹ mà có được đứa con hiếu thảo biết hết lòng yêu thương mình thì thật hạnh phúc. Nhưng khi chúng có gia đình, thì việc sống chung một nhà với chúng không hẳn đã hạnh phúc như ý. Có thể có những vấn đề xảy ra mà mình không dự đoán trước được.
Mùa THU tại những vùng ôn đới trên địa cầu, lá của các cây hầu hết đổi từ màu xanh lá sang nhiều màu khác nhau, chủ yếu là 4 màu: vàng, cam, đỏ, tím… tạo nên những phong cảnh tuyệt đẹp chỉ có vào mùa thu. Nhưng cảnh đẹp này chỉ tồn tại mấy tháng. Khi bước vào mùa đông, các cây rụng sạch lá chỉ còn trơ trọi thân và cành rất buồn thảm.
Sống trong cuộc đời là sống trong thời gian. Thời gian có quá khứ, hiện tại và tương lai. Quá khứ đã vuột khỏi tay ta, ta không làm chủ được. Tương lai thì chưa tới, không biết sẽ ra sao, ta cũng không làm chủ được. Ta chỉ có thể sống được trong hiện tại, và làm chủ được chính giây phút hiện tại này. Cuộc đời ta thế nào, hoàn toàn tùy thuộc vào những giây phút hiện tại ấy.
Rất nhiều việc lớn lao, có vẻ như vượt quá khả năng mà chúng ta phải làm cho xong. Thật ngao ngán, phải không? Nhưng với bí quyết «Chỉ nên nghĩ tới cây số trước mặt thôi» và với s kiên trì, chúng ta có thể làm được mọi sự.
Sự khác biệt trong suy nghĩ giữa hai cha con ─ Rất mong các bậc cha mẹ ý thức sự khác biệt về quan niệm, não trạng và tư tưởng giữa hai thế hệ thuộc hai nền văn hóa khác nhau. Chúng ta nên hiểu và giác ngộ sớm để cha mẹ và con cái dễ hòa hợp với nhau, và để đời sống trong mỗi gia đình sẽ đầm ấm hạnh phúc hơn.
Giới thiệu tác phẩm kinh điển của Joseph Höffner. Bản dịch Việt ngữ hiện đang được Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại thực hiện. Dẫn Nhập Cho Lần Tái Bản Thứ Ba Của Ấn Bản Mới. Có lẽ chẳng có cuốn sách giáo khoa nào về học thuyết xã hội công giáo thành công hơn tác phẩm „Học Thuyết Xã Hội Ki-tô Giáo“ của Joseph Höffner.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.