Cầu chúc Giáng Sinh

24/12/20209:27 SA(Xem: 7736)
Cầu chúc Giáng Sinh

Cầu Chúc Giáng Sinh

 

Quý Anh Chị Đoàn Viên và Thân hữu của Phong Trào,

 

Tập đoàn Tata có trụ sở ở Mumbai là một trong những tập đoàn kĩ nghệ hỗn hợp lớn nhất tại Ấn-độ, gồm khoảng ba mươi công ti sản xuất đủ thứ, từ xe hơi, sắt thép cho tới cà-phê, trà. Đại công ti được thành lập năm 1868, và chủ nhân của nó, gia đình Tata, đã có một đường lối mà tôi gọi là „chủ nghĩa tư bản nhân hậu“. Giòng họ Tata chủ trương sống thanh bần, không theo lối sống của các vua chúa. Hàng năm họ dành một phần thu nhập riêng của mình và của công ti để giúp những người nghèo nhất ở Ấn. Họ yểm trợ các dự án tạo nước sạch, mở rộng giáo dục và nâng cao cuộc sống của giới nông dân nghèo. Trong thành phố Jamhedpur, nơi nhánh công ti sản xuất thép của họ đặt bản doanh, những công nhân của tập đoàn Tata được cung cấp gần như hết mọi thứ. Một quản trị gia của công ti đã có lần diễu cợt: „Họ (các công nhân của công ti) chỉ phải mang theo một thứ mà thôi, đó là một bà vợ!“ Tata không chỉ cung cấp cho họ nhà ở với sẵn mạng lưới truyền thông và xe hơi; Tata còn xây luôn các cơ sổ công quyền, điều hành bệnh viện và sở thú tại địa phương.

Giòng họ Tata là những tín đồ của đạo Zarathustra, một tôn giáo cổ, xuất phát từ miền đông nước Iran. Từ thế kỉ thứ 7 sau công nguyên, tôn giáo này càng ngày càng bị áp chế và truy nã bởi các lãnh chúa thuộc một tôn giáo khác, nên các tín đồ Zarathustra theo nhau bỏ quê đi tìm đất sống mới. Một trong những con thuyền tị nạn của họ dạt vào bờ biển miền tây Ấn-độ và họ đã xin được ngụ lại ở đây.

Trong hôm yết kiến vua Ấn để xin tị nạn, nhà Vua chỉ vào một li đầy nước trên bàn và nói: „Các ông xem đó, vương quốc của tôi đã đầy rồi, như li nước đó; chẳng còn chỗ cho các ông nữa.“ Vi đại diện của phái đoàn Zarathustra liền cầm lấy chiếc muỗng trên bàn múc một thìa đường đổ vào li nước, mà rằng: „Thưa ngài, ngài thấy đó, đường đã hoà tan vào nước và làm cho li nước trở nên ngọt. Thì dân chúng tôi cũng vậy, chúng tôi cũng sẽ hoà nhập vào dân của ngài và làm cộng đồng dân ngài trở nên ngọt ngào.“

Nhà Vua hiểu ra, và cho họ ở lại. Và từ đó sự hiện diện của nhóm tín đồ Zarathustra đã làm ngọt cộng đồng dân Ấn.

Ai nghe được câu truyện đầy ấn tượng này đều không khỏi bật cười về chuyện làm ngọt nước. Nhưng đây không phải chỉ là một câu truyện. Mà í nghĩa của nó càng trở nên sâu xa trong hoàn cảnh hiện nay. Nhiều người cũng suy nghĩ như ông Vua Ấn, khi phải đối diện với những người tị nạn, những người nghèo, khác tôn giáo, khác sắc tộc với mình.

Tại sao chúng ta không thể đơn giản chấp nhận việc một chút đường hay một chút gia vị có thể sẽ làm cho một cộng đoàn tốt đẹp hơn?

Nhưng câu truyện này cũng đồng thời nhắc nhở rằng, chính mỗi người chúng ta cũng phải đóng góp cho li nước. Mỗi chúng ta phải trở nên một hạt đường làm ngọt li nước. (Trích: Arun Gandhi, „Giận Giữ Là Một Món Quà – Di Chúc Của Ông Nội Tôi Mahatma Gandhi“.)

 

Chúng ta cùng cầu xin Thiên Chúa Giáng Sinh giúp cho ta có được một chút tinh thần của tập đoàn Tata, để chúng ta trở thành viên đường làm ngọt xã hội quanh mình và hàn gắn lại những đổ vỡ và mất mát do dịch bệnh cũng như nạn âm mưu tin giả hiện nay gây ra.

 

Augsburg, ngày 22. 12. 2020

 

Phạm Hồng-Lam

Điều Hợp Viên

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2024
Nếu mọi thực tại đều chỉ có một mặt và không biến đổi, thì cái gì đúng sẽ mãi mãi là đúng. Nhưng khổ nỗi mọi thực tại đều có nhiều mặt khác nhau và thường thay đổi, lúc thế này lúc lại thế khác. Vì thế, người nhìn thấy mặt này, người nhìn thấy mặt khác: khi cùng nói về thực tại ấy, họ nói khác nhau mặc dù cả hai đều nói trung thực. Hai người cùng nói về một vật: một người nhìn thấy quả trứng tại một vị trí nhất định, hôm sau, người kia nhìn thấy cũng chính tại vị trí ấy một con gà con. Hai người nói khác nhau, vậy ai đúng?
01/08/2024
Trong cuộc đời, ai cũng muốn mình hạnh phúc. Rất nhiều người quan niệm phải có nhiều tiền, phải có nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con khôn, v.v... mới hạnh phúc. Nhưng nếu họ còn mơ ước những gì cao hơn những gì họ đang có mà không đạt được, thì họ vẫn chẳng hạnh phúc. Trái lại, có rất nhiều người chẳng có nhiều tiền, chẳng có những thứ mà ai cũng mơ ước ấy, lại cảm thấy mình hạnh phúc. Bí quyết hay mật mã của hạnh phúc là gì?
01/08/2024
Tự ti mặc cảm là một cản trở rất lớn để ta có thể tự phát triển bản thân. Tự ti khiến ta không dám suy nghĩ độc lập, không dám dùng lương tri và lương tâm mà Thiên Chúa ghi khắc trong bản thân mình từ khi mình hiện hữu để nhận định phán đoán. Tự ti khiến mình luôn luôn cho rằng mình hèn kém hơn người khác. Tự ti không phải là khiêm nhường đích thực, mà mặt trái của nó chính là kiêu ngạo, tự tôn, vì mình vẫn quá chú trọng đến bản thân mình, mình sợ bị người khác đánh giá, trong khi người khiêm nhường đích thực thì không quá chú trọng về bản thân mình như vậy.
22/07/2024
Một số hình ảnh về việc Thành hình và Sinh hoạt của Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại
22/07/2024
Một bạn vừa sinh nhật 70 có hỏi tôi: «Khi bác 70, trong suy nghĩ bác có thay đổi gì không?» Tôi trả lời: có chứ, thay đổi chủ yếu ở 12 điều.
22/07/2024
Tôi, Trần Văn Giang, bắt đầu bước vào tuổi 73. Đã về hưu được 4 năm vì lý do sức khỏe (tạm gọi là «4 Cao»: Cao đường, Cao máu, Cao mỡ và Cao niên!). Tôi xin ghi lại những thay đổi của tôi bắt đầu từ buổi đầu của tuổi Thất Thập để chia sẻ cùng quý vị tuổi trẻ hơn, cũng như già hơn tôi. May ra những dòng sau đây đóng góp thêm được vài hòn sạn vào trong cái sàng trí tuệ và khôn ngoan của cuộc sống,
22/07/2024
Có một chân lý rất nghịch lý về «Cái tôi» của mỗi người: Tôi càng muốn phình to «Cái tôi» của mình, thì «Cái tôi» ấy càng kém giá trị, càng không được người khác nể trọng. Trái lại, tôi càng coi «Cái tôi» của mình nhỏ bé, thì nó càng trở nên có giá trị, và được mọi người nể trọng và khâm phục.
22/07/2024
Quan niệm về hạnh phúc mỗi tuổi mỗi khác. Tùy theo kinh nghiệm cuộc đời và sự khôn ngoan ở mỗi tuổi mà thay đổi. Điều này được diễn tả trong Thánh Kinh qua cuộc đời của Salomon.
16/07/2024
Dân Chúa thời nào cũng cần có những mục tử để lãnh đạo, chỉ bảo, hướng dẫn, cứu giúp họ. Nhưng thời nào cũng có hai loại mục tử: loại biết yêu thương, biết «chạnh lòng thương» và biết tỏ ra có trách nhiệm đối với đàn chiên, và loại không được như vậy. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho Dân Chúa có được nhiều mục tử tốt lành, chứ không phải chỉ là những người mang danh mục tử.
15/07/2024
Rất nhiều việc được mọi người đánh giá là đạo đức, như rao giảng, diễn thuyết về Chúa, trình bày thần học, v.v... Chúng ta tưởng đó là chúng ta làm vì Chúa, cho Chúa, nhưng cái lý do thầm kín nhất mà khi hồi tâm lại, ta mới khám phá ra ta làm tất cả những việc ấy VÌ TA NHIỀU HƠN VÌ CHÚA, thậm chí VÌ TA thì nhiều, mà VÌ CHÚA thì ít.
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC