Tổng thống Trump và Tập Cẩn Bình tỏ ra tâm đầu ý hợp, nhưng những cạnh tranh trên bình diện quốc gia vẫn còn nung nấu

11/11/20179:33 SA(Xem: 2518)
Tổng thống Trump và Tập Cẩn Bình tỏ ra tâm đầu ý hợp, nhưng những cạnh tranh trên bình diện quốc gia vẫn còn nung nấu

Tổng thống Trump và Tập Cẩn Bình tỏ ra tâm đầu ý hợp, nhưng những cạnh tranh trên bình diện quốc gia vẫn còn nung nấu


Phạm Thiên Phước diễn dịch - Callie Wang


QdvF2EIvcIUDJth2BJ0QokOxtdQWqStq38LR272Za77v7Fox0UIwtwkWEvG0wglndtsaXXWW7WICzR5fi8AQY_Ni_sXYym91JKPnzF9BXzXj_C60VsJNzzCNLRJUW-nob6njqysC

PHOTO: GETTY IMAGES ASIAPAC





Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đáp lại lời chào đón hoa mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cẩn Bình bằng những lời khen ngợi đầy nhiệt tình, khi hai nhà lãnh đạo này công bố sự thống nhất liên kết hợp tác để đối phó với một Bắc Triều Tiên hung hăng. Tuy nhiên, các phát biểu không nhất quán về thương mại và về các vấn đề then chốt khác của mối quan hệ hai nước đã phản ánh một chiến lược dường như bất nhất của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.


X9C3-ssk9-QeeUYiNeZW0FygTG49gq_zjIa90x47S7gHxYBxNDcaGITHOGSORLyDo2BsJKfcmOpuEu1HzZxwTVmP3l2LR4qiZxQ2viWd2lmyQ3fH7ZSqNDH22f5ocnOvZ2CQ0tHh



  • Mối quan hệ thuận lợi giữa hai lãnh đạo Trump và Tập dường như đã gạt qua được sự cạnh tranh quyền lực đang nung nấu giữa hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cả hai đang phải chia sẻ những gánh nặng tương tự về sự lãnh đạo kinh tế toàn cầu cũng như những lời hứa hẹn với dân chúng trong nước, rằng họ sẽ đưa đất nước trở lại một thời “vàng son” đã bị đánh mất.



  • Phương pháp tiếp cận “mật ngọt chết ruồi” lộ liễu của ông Trump gồm việc khen ngợi thường xuyên và quá mức dành cho họ Tập- tuần trước đã cho ông Tập là “một người đàn ông đầy quyền lực”, và khẳng định rằng “Tôi chỉ nghĩ rằng ông ấy là một người rất tốt”; Ông Trump nói tiếp, “Người ta nói chúng tôi có mối quan hệ tốt đẹp nhất giữa hai tổng thống , vì ông ta cũng được gọi là Tổng thống - President”, “bây giờ một số người có thể gọi ông ấy là một hoàng đế của Trung Quốc. Nhưng ông ấy được gọi là tổng thống.”


umLVt2TfexwLKd13YZUm3ty5AYI_uxAEgffPM5MMTVaWmrM7b9iXkvGDrrqTIPlGJNo9JgpwkqxmNZX-1eTRx1CS_ezyS9tuEvn6HyAn-uA1EH6eYiMg6jnEpvasUegrMXtuyatG

DENNIS WILDER, cựu trợ lý đặc biệt của tổng thống và giám đốc cao cấp về các vấn đề Đông Á

“Trung Quốc luôn tin rằng mối quan hệ giữa họ và Hoa Kỳ có hiệu quả tốt nhất khi các lãnh đạo hợp rơ với nhau. Điều này được minh họa rõ ràng nhất qua mối liên hệ giữa Nixon và Mao, hay giữa Kissinger và Zhou. Từ Mar-a-lago đến Beijing, tổng thống Trump đã tạo được niềm tin - và Tập Cẩn Bình đã đáp trả. Khi đã có sự tin tưởng, họ có thể có các cuộc đàm phán thẳng thừng và khó xử trong phòng họp kín.”

 

Mặc dù có thiện cảm trong tương tác cá nhân của hai lãnh đạo, nhưng các thẻ điểm về vấn đề bảo mật và kinh tế thì vẫn giữ nguyên tình trạng cũ. Không bên nào có những nhượng bộ đáng kể về những vấn đề quan trọng đang thách thức mối quan hệ giữa hai nước như vấn đề Biển Đông, thương mại, an ninh mạng và Bắc Triều Tiên.


  • Đối nội, hai nhà lãnh đạo này đang đối mặt với các tình huống rất khác nhau, và mỗi người đều muốn tỏ ra vững mạnh trước công dân của mình, mà cuối cùng sẽ có ảnh hưởng đến các điều ưu tiên của họ. Ông Trump thì để lại sau lưng một chương trình nghị sự bị đình trệ tại Washington, và một chính quyền đang bị điều tra vì những cáo buộc có thông đồng với Nga trong kỳ bầu cử, trong khi tại Trung Quốc, ông Tập đang nắm giữ một vị trí vững mạnh hơn bao giờ hết.


  • Nhóm điều tra của công tố viên đặc nhiệm Robert Mueller vào tuần trước đã đưa ra bản cáo trạng dành cho hai cá nhân liên quan đến chiến dịch tranh cử tổng thống của Trump, trong đó có cựu quản lý chiến dịch của ông, là ông Paul Manafort, và một bản khai nhận tội của một nhân viên vận động tranh cử.


  • Đại hội Đảng lần thứ 19 mới đây của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã củng cố quyền lực của ông Tập Cận Bình, đã bầu chọn cho ông ta một nhiệm kỳ 5 năm nữa, đã sắp xếp Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị với các quan chức có cùng quan điểm, và nêu cao “tư tưởng” của họ Tập vào hiến pháp - một vinh dự mà trước đây chỉ ban bố cho Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.


  • Gordon Chang, tác giả của The Coming Collapse of China và chuyên gia của Cipher Brief, tin rằng mặc dù có những khác biệt về tình huống trong nước, sự mong manh của nền kinh tế Trung Quốc sẽ mang lại cho Hoa Kỳ một lợi thế.


4vtOTdNtB2bwRl7ElLnsKhUNefA19sfJAbZ9Zt85tjF17ZHeQ1W6S-Yk9Lf32-W5b-8J7zuW2IagB-SPz2GMyp3FfSsJkyFsCA7kQ1XR4kWS8qZlRygdiBUEbGfZ7rasYFuLjSes


GORDON CHANG, tác giả, “The Coming Collapse of China”

Tổng thống Trump có ván bài mậu thầu. Trung Quốc có nhược điểm. Trước tiên, nền kinh tế Trung Quốc được xây dựng dựa trên những vi phạm thương mại, hết vi phạm này sang vi pham khác. Do đó, Bắc Kinh phải chịu sự trả đũa của Hoa Kỳ.

Cần nhớ rằng nền kinh tế Hoa Kỳ không dựa vào việc bán hàng hóa và dịch vụ cho Trung Quốc. Trái lại, kinh tế Trung Quốc ngày càng hướng đến việc bán hàng cho Hoa Kỳ.

Ván bài trong tay ông Trump, tóm lại, có tất cả các lá ách.

 

Về vấn đề Bắc Triều Tiên, ông Trump đã đạt được mục tiêu chính, đó là liên kết được với Bắc Kinh - ít nhất là trên bề mặt. Ông Trump tiếp tục nâng cấp Trung Quốc như là một nhân tố then chốt để ngăn chặn mối đe dọa hạt nhân đến từ Bình Nhưỡng. Nhưng bất kể những ngôn từ ngoại giao đúng điệu của ông Tập đối với Bắc Triều Tiên, Trung Quốc - cả về quyết tâm lẫn khả năng - vẫn lơ là việc thi hành.


  • Ông Trump nói với một số quan chức Trung Quốc rằng “Tôi biết một điều về tổng thống của các bạn, đó là, nếu ông ấy để tâm làm việc đó, thì tất sẽ làm được”; ”Không có nghi ngờ gì về điều đó”.


  • Trung Quốc từ lâu đã là người bảo trợ chế độ Kim ở Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã đồng ý ngưng các giao dịch ngân hàng giữa hai nước, áp dụng các biện pháp kiểm soát tài chính chặt chẽ hơn và chấm dứt toàn bộ thương mại về than đá.


  • Có tường trình cho rằng ông Tập cũng đã chọn không đề cập đến hệ thống phòng thủ tên lửa (THAAD) ở Hàn Quốc - một vấn đề gây tranh cãi trước đây cho Bắc Kinh.


2h7SCk-U4BUjPz56fReaVMO2uwt1vcD7BWpY-cF3lA37jBFn-llk7593VuvqlnqILvSm63vz8qXZyxtcQEPVfvpoNnYxyLa_JoFykOk0GjIEvK0xQgK5KVSTHbTYccI5VcxfVehm


4SCtEN3XKkPw-zJmB98pbgq0I9TSxOfYGaO8EoIl0eyd9qFsCbacYUbJSrKRHdr75ftcMgz4YUUqbtV9VPuBb4616OmacWaZpp7_m6uSn0_pLqz8ENOyfG_l1iOmUCQcCFP-MTw4


MICHAEL MORELL, cựu quyền Giám Đốc, CIA

GRAHAM ALLISON, Trưởng Khoa, sáng lập viên trường Harvard Kennedy.

“Đối với các nhà lãnh đạo quyết tâm tạo dựng một mối quan hệ hiệu quả với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên mang lại một cơ hội tuyệt vời. Đây cũng có thể là thách thức lớn nhất và có nhiều nguy cơ đối với mối quan hệ đó, và vì vây, sẽ có tác động như thế đối với sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới, kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc.”

DENNIS WILDER, cựu trợ lý đặc biệt của tổng thống và giám đốc cao cấp về các vấn đề Đông Á

“Cách tiếp cận của ông Trump đã có được lợi ích cụ thể trên vấn đề Bắc Triều Tiên. Hiện tại, chúng ta đã áp đặt được các lệnh trừng phạt quốc tế gây phiền hà thực sự cho giới tinh hoa của Bắc Triều Tiên. Nếu giữ được như vậy, thế giới có cơ hội tốt nhất để ép họ Kim trở lại đàm phán nghiêm túc.”

 

Trong khi đó, lãnh đạo Bắc Triều Tiên có lẽ đã rơi vào lúc bất ổn nhất. Mặc dù có các dấu hiệu của Trung Quốc cho thấy họ đã hết kiên nhẫn và chịu các biện pháp trừng phạt quốc tế khắc nghiệt, Kim Jong-un vẫn tiếp tục cho leo thang các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa.


• Theo các báo cáo thì chính phủ Bắc Triều Tiên đã tìm cách ám sát người cháu của Kim ở Trung Quốc, đây là một dấu hiệu khác cho thấy quyền lực của nhà lãnh đạo trẻ này có thể bị rung chuyển, buộc anh ta phải loại bỏ tất cả những thách thức được cho là có hại cho mình.


• Việc gắng sức thực hiện điều này, ngay tại Trung Quốc - và, quan trọng hơn nữa, trong Đại hội Đảng lần thứ 19 - cho thấy mức độ thiếu thận trọng và tuyệt vọng của Kim, mà ông Tập chắc chắn sẽ lưu tâm.


NrmMAzKsHhGEHAZTqaGhOIa4PC35jE8Yqz8GDmzAntexjzHTmq-hrD9LuPmsAzzIFUF9vGWhuA9mbn43vcN3PPyGMgzA2st7KRCnT82L4v2wgAn0JeopwM6c_rJJipH-WSXRM76t


qQLBnokDdHbqKTgww905BFI3iN-Sxvwi3lfXVn8o2I2QiKkyasNHOEeSkFhSOh3oLnyYvpyElOPGqpvOKs6eq8_U8mpSVCGS1XQzhYoctbaEAhmsKoG7aUMa28myQpTbdHBFFK4s


GORDON CHANG, tác giả, “The Coming Collapse of China”

“Vấn đề đặt ra ở đây không phải là người Trung Quốc sẽ làm những gì . Nếu để tự họ, họ sẽ  là kẻ chơi xấu và hỗ trợ Bắc Triều Tiên. Vấn đề là Hoa Kỳ sẽ để cho Trung Quốc nhận được những gì. Ông Trump nên để họ ra đi với hai bàn tay trắng.”


MICHAEL MORELL, cựu quyền Giám Đốc, CIA

GRAHAM ALLISON, Trưởng Khoa, sáng lập viên trường Harvard Kennedy.

“làm thế nào để chúng ta có thể tiến tới một tụ điểm cùng Trung Quốc, nơi chúng ta có thể  bàn luận về Bắc Triều Tiên?  Không thể là thông qua các sự đe dọa. Chúng ta không thể đạt được điều này bằng cách công khai mắng mỏ Trung Quốc về việc không tích cực gây áp lực với Kim Jong-un, hoặc bằng cách công khai nâng cao viễn cảnh chiến tranh giữa chúng ta và Bắc Triều Tiên để khiến Bắc Kinh kinh sợ mà hành đông , hoặc bằng cách công khai thỏa thuận với Trung Quốc về việc gây áp lực với Bắc Triều Tiên để đổi lấy việc chúng ta bỏ qua những tập quán thương mại của họ. Không một phương cách nào trong số này sẽ khiến Trung Quốc hành động. Họ là một quốc gia và có một nền văn hoá quá tự hào để bị bắt nạt, hối lộ hoặc đe doạ. Thay vào đó, một phương cách có  nhiều tiềm năng là đàm phán thẳng thừng với  Trung Quốc – một cách kín đáo, thậm chí bí mật - về những lợi ích quốc gia thực sự của họ và của chúng ta."

 

Những lời phát biểu ​​của ông Trump về thương mại cho thấy một chính sách thiếu nhất quán đối với Trung Quốc. Thương mại đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược toàn châu Á của Hoa Kỳ nói chung, và là nền tảng cho lời kêu gọi của ông Trump về một quy tắc “ tự do và không hạn chế ở khu vực “Ấn Độ - Thái Bình Dương” nhằm giảm bớt chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy vậy, thương mại lại là một điểm khác biệt giữa các cố vấn thân cận nhất của ông Trump, dẫn đến các xung đột quan điểm.


• Ông Trump sử dụng thương mại như vừa là một khích lệ, vừa là một đe dọa để cố thuyết phục Trung Quốc hợp tác nhằm đối phó với Bắc Triều Tiên.

• Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã có những phát biểu khắc nghiệt đối với các tập quán thương mại của Trung Quốc. Tuy nhiên, hôm Thứ Năm ở Bắc Kinh, Trump đã quy trách nhiệm cho Hoa Kỳ về sự mất cân bằng thương mại, ông nói “Lúc này, không may cho chúng tôi, đó là một mối quan hệ rất đơn phương và không công bằng. Thế nhưng - nhưng - tôi không trách Trung Quốc. Rốt cuộc, ai có thể trách một quốc gia vì lợi ích của công dân của mình mà đã lợi dụng quốc gia khác ? Tôi quy công trạng cho Trung Quốc ... nhưng trên thực tế, tôi trách chính phủ Hoa Kỳ trong quá khứ đã cho phép sự thâm hụt thương mại vượt tầm kiểm soát này xảy ra và để nó phát triển. Chúng ta phải

sửa chữa điều này bởi vì nó không có hiệu quả ... nó thật không thể bền vững”.


• Cả hai ông Tập và Trump đã công bố 250 tỷ đô la ký kết thương mại trong nhiều ngành công nghiệp, từ động cơ phản lực, phụ tùng xe hơi và khí tự nhiên hoá lỏng cho tới thịt bò. Tuy nhiên, các hiệp định này là một phần chủ yếu trong các cuộc thăm viếng của các lãnh đạo các quốc gia lớn và không có đảm bảo.


tjHPftrUNAbbBDAHg5bFMNMLWF8PXINJu6Za2qSRXy485GM2qWjqDHqu7Zf80dKVXrpHLdbZlY_T_cXQyxkjaZKLSkxBc4l0kTv9gN9qb8QINu89IPBdmBekeft6Pqe_uQv8RRXO


GORDON CHANG, tác giả, “The Coming Collapse of China”

“ Chính quyền ông Trump không có chính sách nhất quán về Trung Quốc, và hầu như có thể nói rằng chẳng có chính sách Trung Quốc nào cả. Kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc cho tới chính quyền Obama, Hoa Kỳ rõ ràng đã có một chính sách nào đó đối với Trung Quốc. Từ thời tổng thống Nixon, sự hội nhập của Trung Quốc vào cộng đồng quốc tế là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Hoa Kỳ.

Điều này thậm chí không có trong danh sách các việc cần làm của Tổng thống Trump. Mục tiêu của ông Trump tại châu Á là để bảo vệ người dân Hoa Kỳ bằng cách giải giáp Bắc Triều Tiên.

Do đó, ông đã nương tay với Trung Quốc khi biết rằng nước này đã hỗ trợ Bắc triều Tiên, và ông đã không khoan nhượng khi cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cố tình gây trì hoãn. "

 

Đây là thời điểm chưa từng thấy trong quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc. Một nước Hoa Kỳ đang bị phân tâm và dường như đang rút khỏi thế giới – ngay lúc Tập Cẩn Bình đang quảng bá cho “kỷ nguyên thứ ba” của mình ở Trung Quốc và tạo dựng một hồ sơ quốc tế về một nước lãnh đạo toàn cầu vững mạnh khác để thay thế. Viễn cảnh của họ Tập không chỉ là theo đuổi sự hiện đại hóa tất cả các khía cạnh của văn hoá Trung Quốc, mà còn mời gọi dân chúng Trung Quốc nên khao khát với vai trò lãnh đạo thế giới chứ không phải chỉ đơn giản tham gia vào hệ thống quốc tế.


  • Một bài xã luận trong tờ Nhân Dân Nhật Báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, gần đây đã viết rằng, “cho dù Hoa Kỳ có thực sự còn là một khuôn mẫu tốt cho thế giới hay không, mọi người ngày càng tin rằng, ít nhất , Hoa Kỳ không còn là khuôn mẫu duy nhất trên thế giới nữa. Điều này xẩy ra một phần là do sự suy thoái của Hoa Kỳ, và một phần là do sự trỗi dậy của Trung Quốc.”


  • Từ bài phát biểu chính tại Davos năm 2016, nhấn mạnh về những lợi thế của thương mại toàn cầu, cho tới việc mở căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc tại Djibouti, đến việc Trung Quốc tiếp tục theo đuổi sáng kiến “Nhất Đới Nhất Lộ - Một vành đai, Một con đường”, rõ ràng là ông Tập đang vẽ tranh trên một tấm vải toàn cầu.


Đề xuất “một loại quan hệ mới giữa các cường quốc” của ông Tập hình dung sự chia sẻ việc lãnh đạo toàn cầu nhưng cần có sự chấp nhận của Hoa Kỳ về “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Nhiều người tin rằng điều này có nghĩa là Trung Quốc muốn sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Á bị hạ thấp để Bắc Kinh có thể thiết lập sự thống trị ở các nước lân cận.


  • “Lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc chưa được Bắc Kinh công khai xác định, và đã khiến chính quyền Obama ngần ngại chấp nhận khái niệm này; chúng dường như là các chính sách có liên quan đến tình trạng của Đài Loan, Tây Tạng hay Biển Đông, mà Hoa Kỳ đã từng phản đối trong quá trịnh lịch sử.


  • Tuy nhiên, lịch sử dường như không phải là tất cả mọi thứ: trong một tuyên bố làm các nhà quan sát vấn đề Trung Quốc sửng sốt, ông John Kelly, Chánh văn phòng phủ tổng thống của ông Trump, nói rằng Trung Quốc có “một hệ thống chính phủ dường như phục vụ tốt cho người dân Trung Quốc”.


  • Nếu Hoa Kỳ chấp nhận chính quyền độc tài của Trung Quốc, câu hỏi đặt ra là liệu chính phủ của ông Trump sẽ không quan tâm hơn đến việc thúc đẩy Bắc Kinh về các vấn đề thuộc chính sách đối ngoại ít mang ý nghĩa quan trọng đối với Hoa kỳ hay không, ví dụ như vấn đề Tây Tạng hay Đài Loan.


Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Ngay cả sau chuyến công du thành công của ông Trump tại Bắc Kinh, Hoa Kỳ vẫn

phải đối mặt với một vấn đề nan giải hơn – đó là, nên cho phép hoặc thậm chí khuyến khích Trung Quốc giải quyết những thách thức quốc tế nào, và nên nắm giữ những vấn đề nào trong tay mình? 


9ZOsVC27-ipGOBbQyVmIuOG0t35uZv5HEhVQaXE4d0uXpnrxLXERU0tRQfCKAehSAGc9dzr9V624rAEgBBdKdHqjyOskd86GbjkmWUC6ujQF-ZyBL3970kZ_KF8GZL6jSMHLWTIl

GENERAL MICHAEL HAYDEN, cựu Giám Đốc CIA và NSA

"Việc Trung Quốc nổi lên trên trường quốc tế là một chuyển đổi kiến tạo trong địa chính trị toàn cầu, một chuyển đổi chưa dành được sự chú tâm của một Hoa Kỳ đang bị phân tâm bởi khủng bố, một Trung Đông bất ổn   và một  nước Nga đang theo đuổi chính sách phục hồi. Trong khi Trung Quốc nhìn thấy sự thay đổi này về mặt chiến lược, thì Hoa kỳ, trải qua  nhiều thập kỷ, nếu không muốn nói là thế kỷ, lại theo đuổi chính sách "phòng hộ và tham gia"  đầy sách lược, ngắn hạn và chú trọng quá nhiều đến việc phục hồi quyền bá chủ trong quá khứ của mình .”

 

Phạm Thiên Phước diễn dịch

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC