“Giờ” của Chúa Giêsu (Jn 4)

22/03/201812:06 SA(Xem: 7511)
“Giờ” của Chúa Giêsu (Jn 4)
“Giờ” của Chúa Giêsu (Jn 4)


 

 

 
Mười Bảy lần Tin Mừng của Gioan đề cập đến “giờ” của Chúa Giêsu. Trong nửa đầu của  sách Tin Mừng, “Giờ” là một thời điểm rất được mong đợi trong sứ vụ của Chúa Giêsu, hằng liên tục nắm bắt sự chú ý của người đọc và dẫn dắt diễn tiến của tường thuật  (Jn 2:04; 4:21, 5:25, 7:30, 8:20). Trong nửa sau của sách Tin Mừng, độc giả khám phá ra rằng Chúa Giêsu tiến đến “giờ” của mình chỉ trong những ngày cuối của đời mình (Jn 12: 23, 27; 13:01; 17:01). Từ ngữ “giờ” ở đây mang ý nghĩa gì, và tại sao nó lại là tập chú duy nhất trong sứ mệnh của Chúa Giêsu?


Một phân tích cẩn thận của Tin Mừng Thứ Tư cho thấy hai chiều kích của từ ngữ “giờ” bí ẩn này, một bắt nguồn từ trong đời sống lịch sử của Đức Kitô và chiều kích kia từ trong đời sống phụng vụ của Giáo Hội. 

"GIỜ" MANG CHIỀU KÍCH LỊCH SỬ


“Giờ” của Đức Kitô trước tiên và quan trọng nhất là thời gian đã định cho Cuộc Thương Khó của Người, mà trong phúc âm Gioan, cũng như trong tất cả các Phúc Âm, là thời kỳ cao điểm trong sứ vụ của mình. Trước thời gian này, các nỗ lực từ các kẻ thù của Chúa Giêsu nhằm bắt giữ Người đều là vô ích bởi vì “giờ” của Người chưa đến (Jn 7:30; 08:20). Tuy nhiên, đồng hồ bắt đầu tích tắc vào lúc khởi đầu của Tuần Thương Khó, khi Chúa Giêsu tuyên bố rằng “giờ” vinh quang của Người sau cùng đã đến (Jn 12:23). Mặc dù gặp khó khăn bởi các thử thách đau đớn sẽ bất thần chộp lấy Người trong “giờ” này (Jn 12:27), Chúa Giêsu đón nhận triển vọng của đau khổ như là “giờ” khi Người sẽ vượt ra khỏi thế gian này đi về cùng Chúa Cha trên trời (Jn 13:1). Các môn đệ của Người cũng thế, sẽ chia sẻ trong cuộc thử thách này khi “giờ” sẽ giáng tới họ với nỗi sợ hãi và đau đớn của một người phụ nữ trong lúc lâm bồn (Jn 16: 21-22). Ở cấp độ lịch sử, như thế, “giờ” là thời gian khi Đức Kitô trải qua các đau khổ do sự phản bội và các cơn đau đớn cực độ trên thể xác, cuối cùng treo lên trên cây Thánh Giá do tình yêu đối với Chúa Cha và làm của lễ hy sinh cho sự cứu rỗi của chúng ta. Chính “giờ” nhục nhã này và cái chết của Đức Kitô trong Phúc Âm Gioan là “giờ” tôn dương của Người mà sẽ trở thành cội nguồn sự sống cho thế gian. 

GiỜ MANG CHIỀU KÍCH PHỤNG VỤ

Nếu “giờ” của Đức Kitô được liên kết với các sự kiện lịch sử trong Cuộc Thương Khó của Người, nó còn vươn tới việc tưởng nhớ trong phụng vụ về các sự kiện này trong đời sống của Giáo Hội. Nhiều xác chứng về “giờ” của Chúa Giêsu từ đó được kết nối với việc phụng tự Kitô giáo.

l. Trong Jn 2: 4, Chúa Giêsu đáp trả điều thỉnh cầu của Đức Mẹ về rượu bằng một lời khó hiểu “Giờ của tôi chưa đến.” Tiền đề tiềm ẩn ở đây, có vẻ như là, khi “giờ” vẫn đang xa xôi này cuối cùng sẽ đến, Người kỳ vọng sẽ cung cấp chan hòa loại rượu ngon nhất (Jn 2: 10). Điều này có thể được đọc như là một ám chỉ đến phụng vụ, nơi mọi tín hữu trên toàn thế giới tụ họp lại để thờ phượng Đấng Kitô khi Người đổ chính mình Người vào chén thánh thể trong hình dấu rượu nhìn thấy được.

2. Trong Jn 4: 21-23, Chúa Giêsu khẳng định rằng “giờ” đang đến của Người hoàn toàn liên hệ đến nghi thức phụng vụ và  không phải chỉ với bất kỳ sự thờ phượng nào, nhưng một sự thờ phượng trong tinh thần suy tôn Đức Chúa Cha, trổi vượt hơn bất kỳ mọi sự thờ phượng được  biết đến trước đây ở Samaria, hoặc thậm chí ở Israel! Sự thờ phượng đặc thù của “giờ” ở đây sẽ không bị hạn chế vào địa điểm đặc biệt là núi thánh, nhưng sẽ thực sự nâng tín hữu lên đến một tầm cao mới trên thiên quốc trong Chúa Thánh Thần (Rev 1:10, chương 4 và 5).

3. Trong Jn 5:25-29, Chúa Giêsu nhìn đến “giờ” của mình như là một thời điểm khi những người đã chết sẽ nghe tiếng của mình và sống trở lại. Điều này, cũng thế, có các kết nối với các nghi thức phụng vụ, nơi Đức Kitô vẫn tiếp tục nói thông qua Kinh Thánh và thức tỉnh các linh hồn đang bị chìm đắm trong tội lỗi.

4. Cuối cùng, “giờ” của Đức Kitô sẽ đem lại một mùa gặt cho các tín hữu từ mọi dân nước, bởi vì Chúa Giêsu, như một hạt lúa mì đã chết và được chôn trong đất, khíến cho Israel và mỗi quốc gia nảy mầm thành cuộc sống mới (Jn 12:20-24). Ân phúc này có được không chỉ thông qua cái chết của Đức Kitô, mà còn thông qua sự sống lại và nhân tính được tôn vinh của Người, đó là hạt lúa mì trở nên “bánh sự sống” cho chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể (Jn 6:48).

Hai chiều kích của “giờ” là thành phần của một Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô. Do đó,chúng ta không thể đặt ra một phân cách giữa lịch sử và phụng vụ, giữa lễ vật hy tế của Đức Kitô dâng lên Chúa Cha trên Thánh Giá và lễ vật bí tích của Đức Kitô ban cho chúng ta trong phụng vụ. Điều này đã được ghi nhận trong Giáo Hội sơ khai, nơi mà “giờ” của Chúa Giêsu không chỉ gợi đến cuộc khổ nạn và cái chết của Người, nhưng, như trong các nghi lễ cổ xưa của Thánh Gia cô bê và Thánh Mác cô, ý niệm “giờ này” còn diễn tả lại Cuộc Thương Khó trong cử hành Thánh Thể.

Kết hợp với các tham chiếu về Bí tích Rửa tội (Jn 3:5), Bí tích Thánh Thể (Jn 6:35-58), và Bí tích Hòa giải (Jn 20:23), chúng ta thấy trong Phúc Âm Gioan, “giờ” của Chúa Giêsu diễn mở trong Tuần Thánh cũng kéo dài trong suốt hàng thế kỷ và trên toàn thế giới khi Kitô hữu cử hành việc tưởng nhớ các mầu nhiệm thiêng liêng của “giờ” nói ở đây trong phụng vụ thánh của Giao Ước Mới.

Phạm Hương Sơn lược dẫn
(trich từ Tuyển tập "Tĩnh Lặng trong Lời - Thánh chỉ Ngài, con sẽ gẫm suy" Tv 119:48) 
(Tham khảo: Ignatius Catholic Study Bible)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC