Thảm sát Mậu Thân Huế qua lời một nhân chứng sống

28/01/20185:12 CH(Xem: 20130)
Thảm sát Mậu Thân Huế qua lời một nhân chứng sống
VTT-37-NanNhanCSHue_2
http://namrom64.blogspot.com/2013/02/phim-xua-hue-mau-than-68-hue-xac-nao-la.html

Thảm sát Mậu Thân Huế qua lời một nhân chứng sống

 

Phỏng vấn ông Tuấn. Nam Dao thực hiện.

www.Tâm thức Việt Nam 15/02/2008.

 

LGT: 40 năm sau cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 68 ở Huế, có nhiều bài viết khác nhau về vụ này. Người Việt sống ở miền Nam nhớ lại với những căm phẫn. Lãnh đạo Hà nội ăn mừng và triển lãm chiến thắng vĩ đại Mậu Thân. Người ngoại quốc viết về những nói dối (của truyền thông) về Mậu Thân. Còn cựu đại tá bộ đội CSVN Bùi Tín, nguyên phó tổng biên t ập hiện đang sống tại Pháp, biện hộ cho cuộc thảm sát tại Huế trong một cuộc phỏng vấn trên đài BBC ngày 24/1/08 với những lời lẽ như sau: ”Lúc bấy giờ tôi không biết quy mô nó lớn đến vậy, chỉ biết là có những cuộc thảm sát nhưng tôi nghĩ nó chỉ xảy ra ít thôi… chứ tôi không nghĩ về sau này người ta nói tới hàng nghìn… Khi quân Mỹ đổ bộ lại từ Phủ Bài trở ra để lấy lại Huế thì anh em họ trói, di chuyển đi hàng mấy trăm tới hàng nghìn người… Do vướng chân, mệt, rồi bị pháo bắn ở ngoài biển vào dữ dội cho nên do phần lớn do tự động các chỉ huy trung đội tới trung đoàn đồng lõa với nhau để thủ tiêu không cho cấp trên biết.” Ông Bùi Tín giải thích sở dĩ họ phải làm như vậy là để tuân theo lệnh ”không được để tù binh trốn thoát” nhằm giữ bí mật. ”Theo tôi biết thì không có mệnh lệnh cấp trên là tiêu diệt và giết tù binh.’

Ông Tuấn sinh tại thành nội Huế. Khi CS chiếm đóng Huế ông vừa hơn 16 tuổi và đang theo học trường tư thục Nguyễn Du. Ông chứng kiến tận mắt vụ ám sát tập thể 5 người ngay ngày đầu cộng quân vào Huế. Sau đó, ông và hơn chục thiếu niên khác bị cộng quân bắt đem đi đào hố, chôn sống đồng bào ở Gia Hội. Nhờ một phép nhiệm màu, ông và 2 em khác thoát thân, còn những em còn lại thì bị cộng quân giết chết.

Sau đây là lời ghi lại phần đầu của cuộc phỏng vấn. Đối với những quý vị muốn nghe trực tiếp câu chuyện của ông Tuấn trong tất cả sự kinh hoàng của tội ác và sự nức nở của con tim, xin mời quý vị nghe trực tiếp từ mạng www.tamthucviet.com, mục Tạp chí Truyền thanh ngày 8/2/08 bằng cách gõ vào đây .

Việt Cộng đầy đường

 

Nam Dao (ND): Nam Dao xin kính chào anh Tuấn

Ông Tuấn (T): Kính chào chị ND

ND: Thưa anh, quân CSVN tới chiếm Huế vào ngày nào và giờ nào, và lúc đó khi CS đã bắt đầu chiếm Huế rồi thì quang cảnh thành phố Huế và dân tình ở đó ra sao trong suốt thời gian 28 ngày mà CS chiếm đóng? Và nhất là tâm trạng của anh lúc đó như thế nào khi lần đầu tiên CS bước vào cố đô Huế?

T: Vào ngày Tết Mậu Thân 1968, chúng tôi ăn được ngày mồng một, thì đến đêm mồng một rạng mồng 2 Tết thì súng bắt đầu nổ. Súng bắt đầu nổ từ phía bên kia chỗ gọi là chợ Đông Ba vọng qua chợ Sép, tức là cái cửa phía bên chúng tôi đang ở tại đường Nguyễn Thành và đường Mai Thúc Loan. Súng nổ rất nhiều, lúc đầu tưởng là pháo nổ mừng xuân, tại vì chúng tôi cũng biết có 48 tiếng đồng hồ hưu chiến mà chính phủ VNCH và chính phủ miền Bắc VN thoả thuận với nhau để cho đồng bào hai miền Nam Bắc ăn Tết. Chúng tôi cứ nghĩ đó là tiếng pháo hòa lẫn với tiếng súng của các anh lính VNCH mừng xuân. Nhưng mà thưa không phải. Người ta bắt đầu bỏ chạy. Họ chạy dồn từ phía bên chỗ cửa Đông Ba họ chạy vô. Đến khuya chúng tôi mới lục đục được báo là những người đó rất sợ hãi, và Việt Cộng về tới bên ngoài kia rồi, tức là phía ngoài cửa Đông Ba chỗ tôi đang ở.

Người ta bắt đầu chạy thì gia đình chúng tôi rất sợ. Tất cả mọi người đều chui xuống những cái sập, divan để núp. Súng nổ. Nhưng khi sáng sớm ngủ dậy hôm mồng 2 Tết, thì… Việt Cộng đầy đường. Việt Cộng là những thằng mặc bộ đồ đen, quần đen, áo đen, tay ngắn, quần ngắn, vác những khẩu súng AK, và chúng mang những đôi dép râu và nón tai bèo.

Trong những đám lộn xộn đó có những thằng VC mặc bộ đồ bộ đội VC, như hôm nay chúng mặc ở VN, mà chúng tôi được thấy ở trong tù những thằng quản giáo mặc, đó là những thằng cán bộ. Rồi trong những đám đó, tôi thấy có những người quen. Một đám những người quen chúng tôi, bạn của tôi, thầy của tôi, những người mà tôi quen biết trong thành phố Huế đang có mặt trong những đoàn người đội nón tai bèo, mặc áo bộ đội của VC đang tràn ngập các đường phố. Đường phố tôi nói ở đây là đường Nguyễn Thành – tôi chứng kiến – và góc đường Mai Thúc Loan lúc sáng mồng 2 Tết Mậu Thân năm 1968.

 

Thủ tiêu dân chúng ngay ngày đầu

 

ND: Thế thì quang cảnh đường phố trong những ngày kế tiếp như thế nào, nhất là trong suốt 28 ngày đó?

T: Nói về 28 ngày mà VC chiếm Huế thì tôi không có mặt tại Huế 28 ngày. Tôi xin kể với chị Nam Dao nghe là đến ngày mồng 2 Tết, mở mắt ra thì thấy VC đi vòng vòng. Người đầu tiên tôi thấy là ông thầy tôi, ông Tôn Thất Dương Tiềm. Ông dạy môn Việt văn cho lớp đệ tam chúng tôi, mà bây giờ gọi là lớp 10. Tôi đang học lớp đệ tam thì khi đó ông dạy tôi Việt văn. Thầy dạy tôi thế nào là thương đồng bào, yêu tổ quốc, yêu quê hương. Ông Tiềm là người mở cho tôi con đường thấy rõ được bổn phận của thanh niên là phải làm gì cho quê hương. Nhưng quý vị biết không, trời đất ơi, chính ông Tiềm lại là người dạy cho tôi thế nào là tàn ác của VC! Ông Tiềm là người vác súng K54, dưới thì ông mặc quần xanh xanh của cán bộ chính quy, trên thì ông mặc áo màu trắng, áo sơ mi.

Tôi thấy ông Tiềm lúc đó đang chỉ huy những người cũng mặc áo trắng, mặc quần bộ đội, tức là cán bộ, đeo súng K54 làm làm gì đó, nói sầm nói sì gì đó, sau đó mấy người đó mới chỉ trỏ cho mấy người mặc bộ đồ đen, tức là mấy thằng du kích VC. Trong đám đó tôi còn thấy anh Hoàng Văn Giàu nữa. Anh Hoàng Văn Giàu là một sinh viên học ở Huế.

Tôi phải sống mà chứng kiến những sự tàn sát theo lệnh của thầy Tôn Thất Dương Tiềm tại thành phố Huế, tại ngã tư Nguyễn Thành và Mai Thúc Loan tại khu thượng thành đó.

Sáng ngày mồng 2 Tết khi VC xuất hiện, nó bắt đầu xách ra… nó bắt ở đâu không biết, nó bắt ra được 5 người, nó trói tay sau lưng, một số còn mặc áo quần ngủ, một số mặc áo quần bình thường, mặc áo pijama, bộ đồ ngủ – đang ngủ ở nhà nó xách ra. Đến trưa trưa 11, 12 giờ ngày mồng 2 Tết, tôi thấy mấy thằng du kích nó dắt ra, dắt ra. Có mấy thằng loong toong VC nằm vùng cỡ như Hoàng Văn Giàu chạy theo đít, chạy theo, chạy theo, ra tới ngay chỗ cửa Đông Ba. Người ta trói cả rồi, bắt đầu đứng sắp hàng, xoay lưng vô thượng thành – thành cao lắm. Tôi thấy ông Tiềm sắp đủ 5 người, sắp lần lần 1, 2 ,3 ,4, bắt đầu 5 người. Tôi thấy đông, chạy tới tôi coi. Tôi cũng núp núp mà tôi coi. Tôi thấy ông Tiềm ra lệnh cho thằng cán bộ VC nói tiếng Bắc. Thằng đó mới ra lệnh cho thằng VC mặc bộ đồ quần đùi đen, bắt đầu giương súng bắn.

Trong đó tôi thấy có ông Quế ở tại đường Nguyễn Thành. Ông này hồi trước làm cảnh sát gì đó, ổng cũng về già rồi, ông đâu làm gì nữa đâu. Rồi trong đó tôi cũng thấy một số người cũng lạ, rồi người dân, một số người mà tôi biết mặt ở trong thành phố mà đâu có làm nghề gì đâu. Còn nói lính thì chưa thấy một người lính nào bị bắt và bị bắn tại đó cả. Những người lính VNCH và các công chức mà tôi biết, chưa bị bắt và chưa bị bắn trong trận đó.

Bắt đầu ông Tiềm ổng gật đầu, ổng gật đầu. Thằng cán bộ VC mới ra lệnh cho thằng kia bắn, nó dùng chữ ‘bắn!’. Tụi kia mới bắn, bắn không biết bao nhiêu viên AK, tôi thấy người cuối cùng gục xuống, sụm xuống. Cuối cùng chết rồi, thân nhân của một số người bị bắn, họ bu quanh, họ chồm tới họ khóc, họ chồm tới họ khóc, thì mấy thằng mặc bộ đồ đen, nó đá, nó dọng, nó kêu ‘đi, cút, cút’. Một số mấy thằng đó cứ la, không cho thân nhân người ta tới. Để đó, phơi đó.

Quý vi có biết không, nắng, máu, ruồi, máu, ruồi, cứ nằm đó, cứ nằm đó. Mấy hôm sau, người ta mới lén lén, riết rồi làm lơ cho thân nhân người ta đem xác về chôn. Đó là cuộc bắn đầu tiên, và người đầu tiên tôi thấy ra lệnh bắn đồng bào vô tội của tôi là một người giáo sư khả kính của trường tư thục trung học Nguyễn Du tại Huế, ông thầy kính mến của tôi, Tôn Thất Dương Tiềm.

 

15, 16 tuổi bị VC bắt trong khi chạy trốn đạn

 

ND: Ở trong hoàn cảnh nào mà những người CS bắt được anh?

T: Chúng tôi phải ở lại tại góc đường khu chợ Sép cho đến không biết mấy ngày, tôi cũng chẳng nhớ mấy ngày. Quanh quẩn ở đó từ ngày mồng 2 Tết cho đến khi chúng tôi bắt đầu thấy sự xuất hiện của những chiếc máy bay của quân lực VNCH bắn xuống cửa Đông Ba. Phi cơ trực thăng của VNCH với đồng minh khi đó xuất hiện trên bầu trời bắn xuống. Ba tôi nói, thôi bây giờ ở đây cũng chết, phải chạy thôi. Chạy. Chúng tôi bắt đầu bỏ chạy, chạy về hướng Mang Cá, từ Nguyễn Thành, Mai Thúc Loan mà chạy ngược về phiá Mang Cá. Chạy qua một xóm được, hai xóm được, qua đến xóm thứ ba thì bị mấy thằng du kích chặn lại. Nó không cho chạy, nó bắt tôi đứng lại, nó kêu tôi đứng lại đi khiêng đồ.

Nó dắt tôi đi một hồi tôi thấy tập trung có 5 thằng cùng xóm. Đợi đến đêm, nó dắt tụi tôi đi qua phía bên chỗ cửa Đông Ba về phía bên chùa Diệu Đế. Ngó lui ngó tới, đến khi bị bắt đầy đủ thì tôi đếm cũng khoảng mười mấy người, bằng tuổi tôi khoảng 15, 16 tuổi. Sau khi tập trung ở chùa Diệu Đế, VC sai tụi tôi đi khiêng ba cái đồ gạo cơm hay là súng đạn gì đó. Nó bắt sai cái gì thì làm nấy thôi, nhưng con mắt thì khi nào cũng ngó đường để trốn.

 

Đào hố chôn đồng bào

 

Sau chùa Diệu Đế, chúng nó đưa về phiá Gia Hội, sống xung quanh mấy nhà dân. Chúng bắt chúng tôi đi khiêng vác trong vòng mấy ngày sau, thì bắt đầu tôi thấy phía bên chỗ Đông Ba, máy bay bắn xuống dữ lắm. Tụi tôi thấy chắc là phản công rồi, lính VNCH mình phản công chúng nó rồi. Tôi cũng cầu nguyện, cầu nguyện, nhưng không phải là đi dân công đâu quý vị ơi. Đến tối đó, nó phát cho mấy cái cuốc, nó nói bây giờ đi đào mấy cái hào, cái hầm. Tại vì máy bay bắn xuống quá, tôi nghĩ chắc nó sai tụi tôi đi đào mấy cái hầm để cho tụi nó núp, giống như công sự, núp để tránh đạn tránh bom. Tụi tôi mười mấy thằng còn xác vác cuốc đi đào, cũng đào, đào, nghĩa là tối xuống đi đào, đào. Cái hố bề sâu xuống là một thước, bề ngang bằng một sải tay, một sải tay ngang, cứ đi tới, đi tới, một thằng một khúc, cứ đào. Đào cứ nối liền nhau, nối liền nhau. Đào xong cái này rồi bắt đầu đi đào cái khác, như là đào tuyến công sự đó mà.

Nhưng quý vị biết không, sau khi đào xong lúc 3 giờ sáng, lần đầu tiên tôi thấy nó dẫn ra một đám người từ xa trong bóng tối. Những người này khi tiến tới gần, bấy giờ tôi mới thấy là tay trói về phía sau, cột trùm, cột dính vào với nhau bằng sợi dây điện thoại màu đen đen. Nó cột trùm, người ta dắt ra , dắt ra. Mỗi toán nó dắt ra như vậy là khoảng 14, 15 người. Những cái hố chúng tôi đào cũng vừa cái khoảng đó. Nó mới bắt những người đó đứng xoay lưng về cái hố. Còn nhiệm vụ chúng tôi thì chúng tôi đang đứng, đang đào đất, tay chúng tôi đang cầm cuốc. Nó mới sắp hàng những người kia, những người mà nó bắt, bị cột sợi dây điện thoại, dính trùm với nhau.

Số người này, một số mặc đồ ngủ hoặc mặc bộ đồ thường, có người mang dép, có người đi chưn, kể cả những người mặc quần xà loỏng. Nó sắp người ta xoay lưng về cái hố mà chúng tôi đào [ông T thở mạnh như bị ngộp thở, khóc thút thít], rồi cái thằng cán bộ VC mặc áo trắng và quần cán bộ chính quy, đội nón cối, nó đọc, nó đọc bản án tội ác của những người đó. Nó nói những người đó có tội với nhân dân, có tội với cách mạng. Nó vừa đọc xong bản án thì thằng du kích VC, thằng đứng đầu mặc quần xà loỏng, quần đen áo đen, nó lấy súng AK bắn người đầu tiên, nó bắn rào, nó bắn rafale. Ông này bị trúng, ông lật ngược ra, đằng sau đâu có cái gì đâu, là cái hố!

Ổng té xuống, quý vị biết không, mấy người sau đâu có trúng đạn gì đâu, cũng lăn xuống. Lăn và lộn, lộn vòng xuống, lật ngửa ra. [Ông T khóc rống lên] Nó bắt tôi lấp! Nó kêu lấp, lấp, lấp lẹ! [vẫn khóc] Tôi không lấp, nó đánh tôi. Tôi nhìn mấy người đó, tôi khóc, tôi khóc, khóc, khóc! Không! Người ta còn sống mà lấp đi! Không! Thôi nó dọng báng súng tôi, súng AK nó dọng, nó dọng đằng sau xương sống tôi [vừa thở như bị ngộp, vừa khóc].

Chưa được, nó quay mũi lưỡi lê nó đâm tôi, nó đâm ba sườn tôi. Trời ơi, máu me nó đâm! Mấy thằng, thằng nào cũng khóc, nó đánh, nó đánh. Tôi phải lấp, phải lấp. Tôi lấp đồng bào tôi [khóc nức nở]. Trời ơi, trời ơi, Thượng Đế coi này! Bây giờ tôi nhớ tôi có tội quá. Tôi nhớ mấy con mắt đồng bào, mấy người dưới hố ngó tôi. Trời, trời, trời, trời ơi VC ơi là VC! Không lấp thì nó đánh! Lấp thí bà con tôi chết! Thôi, thôi, lạy Phật, lạy trời, lạy Thượng Đế. Chưa có thằng nào nó tàn ác như vậy… [tiếp tục khóc]

 

Mười mấy cái hố, mười mấy lần chôn

 

ND: [cũng khóc theo] Anh không phải là người giết đâu. Tội đó là mấy thằng cộng sản [cả hai người đều khóc]

T: Có hiểu thấu lòng tôi? Mấy người chết tội nghiệp ơi là tội nghiệp. Trời ơi, con mắt người ta, miệng toàn đất! Con mắt người ta ngó, tại bị cột chân ở dưới hố rồi, có người nằm ngửa nằm ngang. Trời ơi, mẹ ơi, con nằm con cứ thấy mấy người ta hoài, tội quá! Sao con cứ bị ác mộng hoài, mẹ ơi mẹ!

ND: Thưa anh, họ bắt anh đào hố ban đêm, và sau đó nó lấy người từ dân ra đó, thì tất cả những người đào cái hố đó là toàn người dân chứ có nó dính ở trong đó không thưa anh?

T: Những người đào hố là thanh niên tụi tôi đó, thanh niên thành phố Huế đó, khoảng 14, 15 ,16 tuổi như tụi tôi, nó bắt đi dân công, bắt đi đào hố. Đào hố xong tưởng là để nó núp đạn, cuối cùng nó bắt chôn, không phải một lần đâu quý vị ơi, mười mấy lần lận! [khóc lớn] Mười mấy lần, bắt chôn mười mấy đám! Mỗi lần nó bắt mình đi chôn, trời ơi tôi sợ! Không chôn thì nó đánh, hỡi ơi Việt Nam ơi, Việt Nam ơi! Lấp, lấp, lẹ, lẹ [ông T nói ngọng theo giọng Bắc] ĐM, ĐM, tao bắn mày! Không lấp thì nó đánh, không lấp thì nó đâm. Giọng người miền Bắc đó chị, là cái giọng người miền Bắc, nó bận dồ chính quy…

Người bị chôn sống, người bị đập vỡ sọ

ND: Nhưng thưa anh, trước khi nó lấp thì nó đều có bản án tử hình mấy người đó hay sao ạ?

T: Khi nó dàn người ra, dàn hàng ngang ra, xoay lưng vào hố, lúc đầu thì khi nào cũng đọc hết, đọc lệnh cách mạng, nói rằng có tội với nhân dân, có tội với tổ quốc. Nó đọc xong lúc đầu nó bắn, bắn là có phước lắm, bắn người nào trúng đạn AK là có phước lắm, tại vì trúng là chết, còn không chết mới tội. Không chết ngột lắm, ngột, bây giờ tôi bị ngột! Chị biết không, mấy đợt sau, nó đâu có bắn, không chôn ban đêm mà cũng không bắn chị ạ, tại vì nó sợ máy bay quan sát, bắn ra xẹt lửa, người ta sẽ bắn xuống, thành ra nó lấy AK dọng người đứng đầu. Nó đập xong rồi cái thằng VC quần đen áo đen đánh vào đầu người đó, đánh một cái là té ngửa thôi.

Sau quý vị biết không, mấy người kia té lăn xuống. Té lăn xuống thì nằm đâu có gọn, không gọn thì nó xách cuốc, nó bắt tụi tôi lấp. Còn số cuốc dư thì nó lấy cuốc nó nện đầu người ta xuống. Đầu người ta ngoi lên, nó đập người ta xuống. Lý do tại sao mà sau này đào lên, thấy cái dấu bể sọ, là bể vì cuốc đó. Là tại vì người ta không chịu chết, người ta muốn sống, mà nó bắt tôi lấp, người ta muốn mgoi lên, nó lấy cuốc đập. Những cái nhát cuốc lên đầu người ta đó, mấy thằng VC đập vào đầu dân cho đầu người ta không ngoi lên được, để đất lấp qua đầu,… thành ra quý vị nhớ dùm cho, có những cái hố không có đạn, không có AK, không có một viên đạn. Những cái hố chôn sau không có đạn, toàn là AK nó dọng vô đầu người ta, xong rồi những người nào nằm lăn xuống mà cái đầu còn lên cao, là nó vác cuốc nó đánh.

Trời ơi, cái cuốc mà nó xoay ngược đánh trúng cái đầu người ta là phải bể thôi. Máu ra chết từ từ, tội lắm. Chẳng thà nó bắn lúc đầu. Lúc đầu nó xử bắn thượng tứ ở chỗ Đông Ba bắn 5 người đó, tôi thích lắm, tôi thích bắn như vậy đi, bắn một phát cho người ta chết, chết xong nó khỏe đi, chứ đâu có chôn sống kiểu đó được.

Tôi thấy Hitler giết người Do Thái, ổng xả hơi ngạt đó chị, đếm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, họ chết với nhau, ôm trùm chết với nhau mà còn sướng. Chết vậy còn sướng, vì hơi ngạt chết nhanh hơn là lấp đất. Đất dưới đó đâu có chết liền đâu, nó chết từ từ, nó chết từ từ, đồng bào chết từ từ [bật khóc].

Ngột lắm chị, ngột lắm, bây giờ tôi nghe ngột…

Hôm nay chúng ăn mừng chiến thắng

T: Tôi không muốn nói nữa thưa chị à, mỗi lần nghĩ tới tôi bị trauma chị à. Chỉ có giấu vợ tôi, giấu con tôi. Vợ tôi bây giờ nó biết tôi rồi, vợ tôi hiểu tôi, vợ trước nó không hiểu tôi đâu. Bà này bả hiểu, tại vì sau khi nói chuyện với chị, tôi ngồi tôi khóc… Tết này tôi nhớ, nhớ Mậu Thân [bật khóc], nhớ bà con, nhớ đồng bào mình, nhớ cái ác ôn của VC.

Nó ác quá, nó ác quá, tôi đi lính mà tôi đâu có ác vậy đâu. Hồi tôi đi lính tôi bắt nó, tôi cho nó ăn, cho nó hút thuốc, giao cho an ninh quân đội, đưa nó ra Phú Quốc, đi đâu thì đi, đâu đập đánh gì đâu. Đồng bào tôi, ông Tiềm ơi, ông còn sống hay chết?

Hôm nay chị biết không, Huế nó ăn 40 năm, thằng Nguyễn Công Ước, tướng VC, 40 năm ‘tổng nổi dậy’, huy hoàng, chiến thắng, anh hùng… Trời ơi, 40 năm vẫn không có lời xin lỗi! Và chúng nó vẫn rêu rao giết đồng bào theo lệnh cái thằng cha Nguyễn Sinh Cung sinh quán tại làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, thằng khốn nạn sau này nó lấy cái bí danh đầu trộn đưa cướp trôi sông dạt chợ đá cá lăn đưa, là cái thằng Hồ Chí Minh đó. Nó theo lệnh thằng khốn nạn đó chị. Ngày mồng một, đêm 30 giao thừa, Hồ Chí Minh đọc thông điệp trên đài phát thanh Hà Nội, nhắn gởi đồng bào miền Nam ‘tổng nổi dậy, tiến lên toàn thắng ắt về ta’…

Tôi muốn chết chị ạ, để tôi về dưới kia tôi gặp nó, tôi muốn hỏi nó một câu thôi. Nó người Bắc, tôi ngưòi Trung, nó đẻ trước tôi, gần 60 năm rồi, tôi chỉ hỏi nó một câu thôi, tại sao nó ác vậy? Đồng bào Huế tôi có tội gì đâu. Tết người ta đang ăn Tết, nó kêu ngưng bắn, người ta ngưng bắn, nó lợi dụng ngưng bắn, nó đưa lính vô, bắt đồng bào đi bắn, là làm sao vậy?…

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/20209:16 SA(Xem: 9305)
Sáng sớm ngày 31 tháng 1 năm 1968, trong dịp Tết Nguyên Đán, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng lúc tấn công bất thình lình tại nhiều thành phố và địa phương trên miền Nam Việt Nam, kể cả thủ đô Sài Gòn của VNCH và cố đô Huế.
12/04/201811:43 CH(Xem: 11759)
Xác nào là em tôi?
18/03/20185:37 CH(Xem: 11381)
Olga Dror Trà Mi dịch từ bài báo Learning from the Hue Massacre của giáo sư đại học Olga Dror đăng trên New York Times ngày 20.2.2018
28/02/20181:35 SA(Xem: 13457)
Trước anh linh liệt sĩ, vị quốc vong thân Trong khung cảnh trang nghiêm, hương trầm phảng phất Quần tụ nơi đây các chiến hữu, cán chính, quân dân Xin cúi đầu tưởng niệm đến người đã khuất.
28/02/20181:13 SA(Xem: 15033)
Nguyễn Văn Lục Nguồn DCVOnline.net, ngày 14.2.2018 Cái này để dân Huế hỏi tội ông. Ai và những ai là quân nổi dậy ở Huế? Thưa ông Hoàng Phủ Ngọc Tường?
23/02/20183:34 SA(Xem: 10356)
Năm mươi năm sau bước ngoặt của cuộc chiến, chính quyền cộng sản Việt Nam đang cố dập tắt cuộc thảo luận công khai về những ký ức đau thương và một số khác vẫn chưa sám hối. Đêm nay giao thừa sắp sang Tết Mậu Tuất, ngồi ghi lại một vài suy nghĩ về Tết Mậu Thân 1968, như thắp những nén hương tưởng nhớ hàng ngàn đồng bào đã bị khủng bố thảm sát trong những ngày Tết ở Huế trong tuần lễ đình chiến 50 năm về trước.
15/02/201810:45 SA(Xem: 7355)
The battles of 1968 are long over. But the struggle to confront the truth goes on But of a massacre of thousands of Hue civilians? Not a word.
14/02/20188:15 CH(Xem: 9962)
ĐẶC BIỆT TRONG DỊP TẾT MẬU THÂN 1968, tội ác của CSVN trở nên khủng khiếp và ghê rợn hơn tất cả: Chỉ trong thời gian ngắn ngủi không đầy 4 tuần lễ, CSVN đồng loạt tấn công các thành phố, thị xã trên lãnh thổ Miền Nam, thực hiện hàng ngàn vụ đàn áp khủng bố, thủ tiêu, bắt bớ... khiến hàng chục ngàn người dân vô tội bị giết, kể cả 7000 người tại Huế “bị thảm sát, bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có cả việc bị cột người lại thành từng xâu, rồi bị đẩy xuống hố chôn sống”. Hữu Nguyên
13/02/20183:28 SA(Xem: 14413)
Nhã Ca, tên thật là Trần Thị Thu Vân (1939-), sinh trưởng tại Huế đến năm 1960 thì vào Sài Gòn nơi bà bắt đầu viết văn. Trong thời gian 1960-1975, 36 tác phẩm của bà được xuất bản gồm nhiều thể loại như thơ, bút ký và tiểu thuyết.
11/02/20182:34 SA(Xem: 12294)
Nhân dịp tưởng niệm 50 năm biến cố Tết Mậu Thân, chúng tôi đăng lại bài nói chuyện của nhà văn Nhã Ca trong buổi họp mặt với giáo sư Olga Dror, dịch giả tác phẩm Giải Khăn Sô cho Huế – Mourning Headband for Hue – tại Đại học UC Berkeley ngày 25.2.2015. (Sáng Tạo)
08/02/20189:28 CH(Xem: 8290)
Toàn thể dân Việt đang bước vào thời điểm tưởng niệm 50 năm biến cố Tết Mậu Thân (1968-2018). Đây là sự kiện thuộc hạng đáng ghi nhớ nhất trong Việt sử vì nhiều mối liên hệ: ý nghĩa thiêng liêng của ngày Tết dân tộc, cuộc tấn công của Cộng sản VN bất chấp tuyên bố hưu chiến, sự thất bại thảm hại của cuộc tổng tấn công về mặt quân sự và chính trị, tội ác đã gây ra cho chính Đồng bào Việt Nam, thái độ cố chấp của Cộng sản không nhìn nhận sai phạm của họ, dù đã nửa thế kỷ.
31/01/20184:25 SA(Xem: 13357)
Nha Ca, Mourning Headband for Hue: An Account of the Battle of Hue, Vietnam 1968 (1970) (translation by Olga Dror, University of Indiana Press, 2014). Gareth Porter, “The 1968 ‘Hue Massacre,’” Indochina Chronicle, No. 33. June 24, 1974.
30/01/201812:14 SA(Xem: 6398)
Exactly fifty years ago, on Jan. 30, 1968, Americans turned on their evening television news shows and received their second shock of the week. Barely seven days earlier, the North Koreans had hijacked the USS Pueblo. Now, North Vietnam and the Viet Cong had launched a surprise attack — the Tet Offensive.
28/01/20185:31 CH(Xem: 12216)
Bà Nguyễn Thị Thái Hòa là nhân chứng sống của cuộc tàn sát dân lành một cách dã man chưa từng có trong lịch sử VN của CSBV. Bà chính mắt chứng kiến ông nội và 3 người anh ruột và một người bạn học của anh mình bị sinh viên nằm vùng Hoàng Phủ Ngọc Phan sát hại.
28/01/20184:52 CH(Xem: 16308)
Trong đoàn người bị bắt từ nhà thờ Phủ Cam và bị thảm sát ở khe Đá Mài có ít nhất hai người trẻ may mắn trốn thoát. Bác sĩ Eljie Vannema có ghi lại tóm tắt trong sách mình (The Vietcong Massacre at Hue. Vantage Press, NY, 1976) một tường thuật về chặng đường thanh giá Khe Đá Mài của một một người vượt thoát, có tên là Lương. Tường thuật sau đây, cũng về đoạn đường thương khó đó, là của một (trong hai) nhân chứng đã trốn thoát. Tường thuật do linh mục Nguyễn Hữu Giải ghi lại.
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC