Giới thiệu tác phẩm cuối cùng của Giáo Tông Biển-đức XVI

08/01/20179:02 CH(Xem: 8156)
Giới thiệu tác phẩm cuối cùng của Giáo Tông Biển-đức XVI
phongtraogiaodan-unbenannt
“Những Trao Đổi Cuối Đời”
(Letzte Gespräche)
 

Giữa tháng 9 năm nay nhà văn Peter Seewald vừa cho trình làng một cuốn sách nữa về giáo tông Biển-đức XVI, cuốn thứ tư trong loạt tác phẩm chuyên chở những trao đổi giữa ông với nhà thần học Joseph Ratzinger – Biển-đức XVI.

Cuốn đầu „Muối Cho Đời. Ki-tô giáo và Giáo Hội công giáo trước thềm ngàn năm mới“ (1996) là cuộc gặp gỡ giữa một nhà báo đã bỏ đạo công giáo đi theo cộng sản với vị hồng i Bộ Trưởng Bộ Tín Lí. Nhà báo Seewald muốn qua nhân vật này xé tung màn bí ẩn của Giáo Hội công giáo, một tổ chức mà nhiều người châu Âu vốn ngờ vực, vì cho rằng nó chất chứa nhiều bí hiểm và tội ác. Nhưng Muối Cho Đời đã bất ngờ mở ra cho Seewald thấy Giáo Hội công giáo chẳng phải là một tổ chức ma quái, mà trái lại là một tòa lâu đài đẹp, đáng được khám phá.

Cuộc gặp gỡ rốt cuộc đã đưa Seewald trở về lại với Chúa và ông quyết định bước vào lâu đài, cùng với Hồng I tìm hiểu, khám phá ra những nét đẹp quý hiếm trong đó, qua tác phẩm thứ hai: „Thiên Chúa Và Trần Thế. Tin và Sống trong thời đại ngày nay“ (2000).

„Ánh Sáng Thế Gian. Giáo tông, Giáo Hội và những dấu chỉ thời đại“ (2010) là tác phẩm thứ ba trong câu chuyện giữa hai nhân vật đã được định mệnh nối kết. Nó cho biết tình trạng hiện tại của lâu đài, người quản lí tòa nhà đó đang muốn gì và làm sao để đạt được những mong ước đó.

Cuốn thứ tư „Những Trao Đổi Cuối Đời“ (2016) gồm những nội dung phỏng vấn được thực hiện không lâu trước ngày Biển-đức XVI từ chức và trong những tháng ngày sau đó. Những cuộc phỏng vấn sau khi từ chức quả rất khó khăn, phần vì Biển-đức muốn hoàn toàn rút vào bóng tối, phần sợ tạo khó khăn cho vị Giáo Tông đương nhiệm. Nhưng sau nhiều tháng nài nỉ của Seewald, cuối cùng cụ già 89 tuổi đã đồng í gặp gỡ tiếp, sau khi đã xin phép và đã được giáo tông Phan-sinh chấp thuận. Thoạt tiên Seewald dự trù dùng chúng làm chất liệu cho một cuốn Tiểu Sử về Joseph Ratzinger – Biển-đức XVI. Nhưng vì thấy nhiều điều quan trọng cần phải được công bố sớm, để „… hi vọng mở ra một cái nhìn thông thoáng về … nhân vật kiệt xuất nhất trong thời đại chúng ta… giúp độc giả phần nào bỏ đi được cái nhìn sai về ngài, đồng thời chiếu tỏa ánh sáng vào những mảng tối, đặc biệt soi tỏ nguyên nhân của việc từ chức, một biến cố đã khiến thế giới hồi hộp ngưng thở. Rốt cuộc là để hiểu hơn về con người Joseph Ratzinger và về mục tử Biển-đức XVI và để đánh giá đúng sự thánh thiện của ngài – và nhất là: để mở ra một cái nhìn khách quan về công trình của ngài, trong đó tiềm sẵn một gia sản quý cho tương lai“, nên ông đã quyết định cho in thành sách này.

Ba tác phẩm đầu đã được thế giới hân hoan đón nhận. Tác phẩm thứ tư này hẳn sẽ mang tác động mạnh hơn, vì có nhiều uẩn khúc mà thế giới đang chờ được giải mã.

 

Phạm Hồng-Lam
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2016
Giới thiệu sách Đức tin kitô giáo. Hôm qua và hôm nay Tác giả: Joseph Ratzinger – Biển-đức XVI. Người dịch: Lm. Nguyễn Quốc Lâm và Phạm Hồng-Lam Đầu năm 2006, đức thánh cha Biển-đức XVI phổ biến tông thư „Thiên Chúa là tình yêu“. Một giáo huấn về đức Mến kitô giáo.
30/05/2016
MARCEL VĂN TU SĨ DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM (15/3/1928 – 10/7/1959) Đôi dòng tiểu sử: Marcel Văn tên thật là Nguyễn Tân Văn. Sinh ngày 15 tháng 3 năm 1928, tại Ngăm Giáo, thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ngăm Giáo là một làng nhỏ nằm giữa Hà Nội và Hải Phòng, thuộc vùng châu thổ sông Hồng. Rửa tội ngày 16 tháng 3 năm 1928.
30/03/2016
Kính gởi tất cả những người thiện chí Thưa quý vị và thân hữu, Chúng ta đang sống trong một thời điểm đầy khó khăn, trong đó mọi giá trị bị đảo lộn. Nói như giáo tông Biển-đức XVI, nhân loại hôm nay đang ở trong một vũng nước xoáy của hai giòng nước.
16/04/2015
Cuộc trở lại của kí-giả Peter Seewald, người phỏng-vấn hồng-i Joseph Ratzinger trong sách “Muối Cho Đời” và “Thiên Chúa và Trần Thế”. Trước câu hỏi của Seewald, có bao nhiêu con đường dẫn tới Thiên Chúa, hồng-i Ratzinger, nay là giáo-chủ Biển-đức XVI, đáp: Có bao nhiêu con người thì có bấy nhiêu con đường…
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC