Dấn Thân Là Thể Hiện Lòng Thương Xót

21/10/201611:59 CH(Xem: 9080)
Dấn Thân Là Thể Hiện Lòng Thương Xót
Dấn Thân Là Thể Hiện Lòng Thương Xót
Sinh hoạt khoá mùa thu của Cơ Sở Tống Viết Bường.

 

Từ ngày 14 tới 16 tháng 10 năm 2016 Cơ Sở Tống Viết Bường sinh hoạt khoá mùa thu tại thành phố Mainz nước Đức.

Chủ đề khoá sinh hoạt lần này là lòng Thương Xót và sự Dấn Thân của người theo Chúa. Sở dĩ lấy chủ đề này là nhân việc „Năm Thánh Thương Xót“ sắp kết thúc, chúng tôi muốn cùng nhau nhắc nhở, rà soát và kết toán với nhau về kinh nghiệm thời gian qua: Mình đã hiểu thề nào về thương xót và đã làm gì trong năm thánh này?

Như thường lệ, ngày đầu tiên (14.10.16), sau những gặp gỡ hàn huyên, chúng tôi dành trọn cho Lời Chúa.

„Thần khí Chúa ngự trên tôi,
bởi Người đã xức dầu cho tôi,
Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó,
ban bố ân xá cho kẻ tù đày,
cho người đui mù được thấy,
cho kẻ bị áp bức được giải oan;
loan báo năm hồng ân của Chúa.
(Lc 4.18-19)

Chị Lệ Thu đã chuẩn bị đề tài và hướng dẫn anh chị em chúng tôi chia sẻ về kinh nghiệm được sai đi của mỗi người.

Bài Tin Mừng dẫn chúng tôi đi vào chủ đề sinh hoạt. Là vì lòng thương xót ki-tô giáo không bao giờ chỉ có nghĩa là „cảm thương“ mà thôi. Song nói như hồng y W. Kaspar, cựu Bộ Trưởng Bộ Hiệp Nhất Ki-tô Giáo, „lòng thương xót còn có một yếu tố tích cực: phải tích cực dấn thân cho một cái gì. Khi cư xử với người khác, mức tối thiểu phải có là công bằng; mức tối đa là phải thương xót.. Nếu không có công lí thì không có thương xót…Thương xót không phải là một sự tha thứ phiếm diện; nó đòi hỏi công lí và coi đó là điều kiện để tha thứ…Nhưng thương xót vượt lên trên công lí, vì thương xót luôn nhìn vào con người và luôn sẵn sàng mở ra cho họ một cơ hội.“

Như vậy, thương người nghèo và chỉ bố thí của ăn cho họ mà thôi thì không đủ, song còn phải đem tin mừng tới cho họ. Thương người bị tù là phải làm sao giải thoát họ. Thương người mù là phải làm sao cho họ thấy lại được…

Buổi sáng ngày 15, dựa trên bài phỏng vấn của hồng y Kaspar (http://phongtraogiaodan.org/2016/09/20/the-nao-la-long-thuong-xot/) và trên định nghĩa của Giáo Hội về lòng Thương Xót (qua 7 mối thương Hồn và 7 mối thương Xác), anh chị em cơ sở tiếp tục đào sâu khía cạnh tĩnh và động trong Thương Xót. Bảy mối thương xác (cho kẻ đói ăn, khát uống, rách rưới ăn mặc, thăm kẻ bị tù, bị đau bệnh, cho khách đỗ nhà…) có thể nói là mặt tĩnh của Thương Xót. Trái lại, bảy mối thương Hồn (lấy lời lành mà khuyên người, mở dạy kẻ mê muội, răn bảo kẻ có tôi…) là mặt động của tình thương ki-tô giáo.

Buổi chiều, chúng tôi đi vào đề tài chính của chủ đề sinh hoạt: Dấn Thân là thể hiện Lòng Thương Xót, do anh Trưởng Cơ Sở hướng dẫn. Theo Anh, Dấn Thân là sự sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, thiệt thòi của mình, để đạt tới một lí tưởng nào đó. Có thể là lí tưởng trở nên giàu có, lí tưởng trở thành anh hùng, trở thành tổng thống… Nhưng Dấn Thân ki-tô giáo luôn có nghĩa là dấn thân cho tha nhân, chấp nhận thiệt thòi bản thân vì lí tưởng phục vụ tha nhân. Và đây chính là bản sắc, đặc điểm của Dấn Thân ki-tô giáo. Từ điểm xuất phát này và để minh chứng cụ thể cho lòng thương xót ki-tô giáo, chúng tôi đã cùng nhau xem hai tập phim tài liệu ngắn. Một tập nói về sự dấn thân cho những kẻ cùng đinh xã hội ở Ấn-độ của Mẹ Tê-rê-xa ở Calcutta. Một tập mang tựa „Sudan ơi, đừng khóc thương tôi nữa“ nói về cuộc đời của linh mục đa tài nhưng yểu mệnh Lee Tae Seok dấn thân phục vụ người nghèo ở Sudan. Một cuốn phim thật cảm động.

Cao điểm của khoá sinh hoạt là thánh lễ cầu hồn cho đoàn viên Phan Đức Thông và thân nhân của hai đoàn viên khác vừa qua đời, do linh mục Nguyễn Đăng Khoa (Xi-tô) chủ tế.

Sau đó các thân hữu đã ở lại dùng chung bữa ăn chiều cùng anh chị em cơ sở.

Sáng chủ nhật ngày 16, sau khi họp bàn định cho sinh hoạt khoá tới, chúng tôi đi dự thánh lễ chủ nhật chung với cộng đoàn địa phương.

Sau cơm trưa, chúng tôi chia tay, hẹn gặp lại đông đủ trong khoá mùa xuân đang tới.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03/12/2023
Một nhà văn hóa giáo dục lớn của tiền bán thế kỷ XX. Không chỉ riêng các cựu học sinh hai trường Hồ Ngọc Cẩn Bùi Chu (miền Bắc VN trước 1954) và trường Hồ Ngọc Cẩn Gia Định (từ 1954 đến 1975) mà cả hàng triệu người Công Giáo cũng như nhân sĩ, trí thức và đồng bào từ Bắc chí Nam đã biết đến nhà đạo đức kiêm văn hóa giáo dục của tiền bán thế kỷ 20: Đức Giám Mục Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn (1876-1948).
11/10/2022
Ngày 10 tháng 6 năm 2022 Chúng tôi, Ban Điều Hành Quĩ Cứu Trợ Ukraine hân hạnh thông báo đến qui cơ quan truyền thông, quí tổ chức, hội đoàn, thân hữu và quí ân nhân những việc sau đây:
19/02/2021
Nhân ngày đầu năm, gởi đến quý anh chị chút kỷ niệm mừng Xuân của Phong trào GD tại Boston Mến chúc năm mới an khang đến quý anh chị và gia đình Lại tư Mỹ
24/12/2020
(Trích: Arun Gandhi, „Giận Giữ Là Một Món Quà – Di Chúc Của Ông Nội Tôi Mahatma Gandhi“.)
12/04/2020
Alleluia Alleluia Alleluia Chúa đã sống lại thật như lời Người đã phán hứa! Alleluia
21/01/2020
Trước biến cố gây bàng hoàng và phẫn nộ này, Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại có những nhận định như sau:
05/01/2020
Looking for a Christmastime tradition with a beautiful age-old custom for your family?
22/12/2019
Cầu Chúc Giáng Sinh và Năm Mới
10/11/2019
Phong Trào GDVNHN Nam California xin thông báo đến qúy ACE đoàn viên PT tin buồn dưới đây:
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC