Chúa phục sinh, tâm hồn ta cũng phải phục sinh thành con người mới

12/04/20208:18 SA(Xem: 8912)
Chúa phục sinh, tâm hồn ta cũng phải phục sinh thành con người mới
Chúa Nhật Phục Sinh

(12-04-2020)


Chúa phục sinh, tâm hồn ta
cũng phải phục sinh
thành con người mới

P33-Ricci-770x540




ĐỌC LỜI CHÚA

  St 1,1–2,2(27) Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa.
  Xh 14,15–15,1a(30) Ngày đó, Đức Chúa đã cứu Ítraen khỏi tay quân Aicập. (31) Toàn dân kính sợ Đức Chúa, tin vào Đức Chúa, tin vào ông Môsê, tôi trung của Người.

  Rm 6,3-11(8) Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người : đó là niềm tin của chúng ta. 

•  TIN MỪNG: Mt 28,1-10
Ngôi mộ trống

Ngoi%2Bmo%2Btrong%2B5


(1) Sau ngày sabát, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng, bà Maria Mácđala và một bà khác cũng tên là Maria, đi viếng mộ. (2) Thình lình, đất rung chuyển dữ dội: thiên thần Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên; (3) diện mạo người như ánh chớp, và y phục trắng như tuyết. (4) Thấy người, lính canh khiếp sợ, run rẩy chết ngất đi. (5) Thiên thần lên tiếng bảo các phụ nữ: «Này các bà, các bà đừng sợ! Tôi biết các bà tìm Đức Giêsu, Đấng bị đóng đinh. (6) Người không có ở đây, vì Người đã trỗi dậy như Người đã nói. Các bà đến mà xem chỗ Người đã nằm, (7) rồi mau về nói với môn đệ Người như thế này: Người đã trỗi dậy từ cõi chết, và Người đi Galilê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người. Đấy, tôi xin nói cho các bà hay». (8) Các bà vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giêsu hay.

(9) Bỗng Đức Giêsu đón gặp các bà và nói: «Chào các chị em!» Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lạy Người. (10) Bấy giờ, Đức Giêsu nói với các bà: «Chị em đừng sợ! Hãy về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó».



CHIA SẺ
Câu hỏi gợi ý:
1.   Việc Đức Giêsu sống lại có ảnh hưởng gì trên đời sống của bạn không? 
2.   Đã bao giờ biến cố Đức Giêsu sống lại làm cho bạn thật sự thay đổi con người bạn chưa?
3.   Muốn được sống lại với Đức Giêsu trong tâm hồn, nghĩa là trở nên con người mới, con người sống theo Thần Khí, điều cần thiết và cụ thể là ta phải làm gì?
Suy tư gợi ý:


1.  Đức Giêsu sống lại, một biến cố vĩ đại

Hôm nay, chúng ta hân hoan kỷ niệm ngày Đức Giêsu phục sinh. Ngài phục sinh sau khi chịu khổ nạn, chết trên thập tự và mai táng trong mồ. Đó quả là một biến cố vĩ đại, làm nền tảng cho niềm tin của chúng ta. Thánh Phaolô nói: «Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng» (1Cr 15,14); «Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em. Hơn nữa, cả những người đã an nghỉ trong Đức Kitô cũng bị tiêu vong. Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người» (1Cr 15,17-19).
2.  Ngài sống lại thì ích lợi gì cho cuộc sống hiện sinh của tôi?
Chua%2Bsong%2Blai
Nhưng thử hỏi biến cố Đức Giêsu sống lại có ảnh hưởng hay ích lợi gì cho đời sống hiện sinh của tôi, nghĩa là đời sống thực tế bây giờ và tại đây của tôi? Biến cố này có ảnh hưởng trên đời sống của tôi, hay nó chỉ là một kỷ niệm được lập lại hàng năm, chỉ để tưởng nhớ một biến cố đã hoàn toàn qua đi? Vì biết bao năm phụng vụ trôi qua, năm nào cũng có Tuần Thánh, cũng có lễ Phục Sinh, mà nào tôi có thay đổi gì đâu! 
Chuyện Đức Giêsu sống lại với một đời sống mới, con người mới, cách hiện hữu mới, tất cả đều đã trở thành quá khứ, chẳng có ảnh hưởng gì trên hiện tại của tôi, nên tôi vẫn sống với con người cũ, cách sống cũ, chẳng có gì thay đổi! Phải vậy chăng, hay việc Ngài sống lại vẫn là một biến cố hiện sinh, vẫn có khả năng biến cải đời tôi?

Nếu Ngài chỉ sống lại trong lịch sử, cách đây 2000 năm, mà không sống lại trong lòng tôi, thì việc sống lại ấy ích lợi gì cho tôi? Vấn đề quan trọng là Ngài phải sống lại trong tâm hồn tôi. Và vấn đề ấy tùy thuộc ở tôi rất nhiều, ở quan niệm và thái độ nội tâm của tôi đối với việc sống lại của Ngài.

3.  Ngài sống lại để biến ta thành con người mới
Đức Giêsu sống lại là để đem lại cho chúng ta sự sống mới, và trở nên những con người mớingay bây giờ và chính tại đây, như thánh Phaolô nói: «Nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới» (Rm 8,11). 

Điều quan trọng là làm sao có được sự sống mới ấy? Câu Kinh Thánh vừa trưng dẫn cho biết: Thần Khí làm cho Đức Giêsu sống lại, cũng chính Thần Khí ấy sẽ biến cải chúng ta nên con người mới, với sức sống mới. Chỗ khác, thánh Phaolô nói: «Thiên Chúa đã làm cho Chúa Kitô sống lại; chính Người cũng sẽ dùng quyền năng của mình mà làm cho chúng ta sống lại» (1Cr 6,14). 

Nhưng vấn đề cụ thể là chúng ta phải làm gì để Thần Khí ấy biến cải chúng ta nên con người mới?

4.  Muốn nên con người mới, con người cũ phải chết đi
Đức Giêsu chỉ sống lại sau khi chết đi, nên ta chỉ có được sự sống mới sau khi chết đi con người cũ. Vì thế, muốn có sự sống mới, muốn trở nên con người mới, ta phải cùng chết với Đức Giêsu, chết với tất cả những thói hư tật xấu và tội lỗi của con người cũ. Thánh Phaolô viết: «Chúng ta biết rằng, con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Kitô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa» (Rm 6,6). Thánh Phaolô còn nói rõ hơn: «Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện» (Ep 4,22-24).


5.  Con người cũ là con người ích kỷ, cần được lột bỏ
Như vậy, để có được sự sống mới, ta phải dứt khoát từ bỏ con người cũ, là con người ích kỷ, chỉ nghĩ tới mình, lo cho mình, chỉ quan tâm tới hạnh phúc và đau khổ của chính mình, không quan tâm gì tới ai, không lo cho ai. Nếu đã lấy mình làm trung tâm thì sẽ coi mọi người chỉ là phương tiện. Có diệt trừ thói ích kỷ, là nguyên nhân mọi tội lỗi, chúng ta mới có được sự sống mới. Thánh Phaolô viết: «Nếu sống nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em thì anh em sẽ được sống» (Rm 8,13).

Sự sống mới là một sự sống phong phú, nhưng lại đòi hỏi một sự lột xác, một tinh thần tự hủy, như Đức Giêsu từng nói: «Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn mãi là hạt lúa; còn nếu chết đi, nó sẽ sinh nhiều hạt khác» (Ga 12,24). Tương tự, hạt nguyên tử, nếu không bị phá hủy, nó sẽ mãi mãi là một nguyên tử nhỏ bé, im lìm, bất động, không làm nên một công lực hữu ích nào; nhưng nếu bị phá hủy, nó sẽ phát sinh một năng lượng khủng khiếp, có thể làm nên những thành tựu lớn lao. Cũng vậy, khi ta phá hủy «cái tôi ích kỷ» của ta, thì «cái tôi» ấy không hề mất đi, mà chuyển hóa thành một thực tại mới, con người mới, vĩ đại, cao quí, và sức sống của con người mới ấy sẽ phong phú, mạnh mẽ và có ý nghĩa hơn lên ngàn lần.




6.  Một nghịch lý thực tế 
Đừng tưởng cứ ôm khư khư lấy «cái tôi ích kỷ» của mình, chăm chút lo cho nó, thì nó sẽ có một sức sống phong phú, tốt đẹp và hạnh phúc. Trái lại, càng quá quan tâm đến nó, thì lại càng làm cho sức sống của nó hạn hẹp lại, càng làm giảm bớt giá trị và hạnh phúc của nó. Đức Giêsu nói: «Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời» (Ga 12,25). 

Kinh nghiệm cho ta thấy: những kẻ ích kỷ, chỉ lo lắng cho bản thân mình, không bao giờ được hạnh phúc và cũng chẳng làm cho ai hạnh phúc. Họ không bao giờ hài lòng với chính họ, với những gì họ đang có. Và càng tìm kiếm thêm cho mình, càng lo cho bản thân mình nhiều hơn, thì họ càng lún sâu vào đau khổ hơn. Trái lại, những vị thánh, những người sống quên mình, xả thân, lại là những người cảm thấy hạnh phúc nhất, mặc dù xem ra họ có vẻ bị thiệt thòi nhất, phải chịu khổ cực nhiều hơn ai hết.




7. Con người mới là con người vị tha, biết yêu thương 
Con người mới được thánh Phaolô xác định: «Con người mới là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa» (Ep 4,24); «con người mới là con người đổi mới luôn luôn để nên giống như hình ảnh Đấng dựng nên mình» (Cl 3,10). Như vậy, con người mới chính là con người hoàn nguyên, nghĩa là trở về với tình trạng tốt đẹp nguyên thủy khi được Thiên Chúa tạo dựng, trước khi con người phạm tội. Đó là con người phản ánh trung thực bản chất của Thiên Chúa, là Tình Yêu

Vậy, để có một đời sống mới, một tinh thần mới, để trở nên con người mới, với một sức mạnh mới, ta cần có một quyết tâm từ bỏ con người cũ là con người ích kỷ, chỉ quan tâm lo cho bản thân mình, để mặc lấy con người mới là con người sống vị tha, sống yêu thương, sống vì tha nhân

Khi ta quyết tâm như thế, với một ý chí cương quyết, lập tức, Thánh Thần Thiên Chúa, Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại, sẽ tiếp sức với ta, biến đổi ta nên con người mớiĐiều quan trọng và tối cần thiết là ta phải quyết tâm từ bỏ nếp sống vị kỷ để sống đời sống vị tha, sống yêu thương. Sau đó, «hãy để Thần Khí canh tân đổi mới anh em thấu tận trí khôn» (Ep 4,23); «Hãy để cho Thiên Chúa biến hóa anh em cho tâm trí anh em đổi mới» (Rm 12,2). 

Nếu ta tiếp tục quảng đại, Ngài sẽ biến đổi ta một cách toàn diện, từ quan niệm, cách suy nghĩ, đến cách ăn nói, hành động để trở thành con người mới thực thụ. Có như thế, việc sống lại của Đức Giêsu mới thật sự ích lợi cho đời sống Kitô hữu của ta.

CẦU NGUYỆN
Lạy Cha, đã bao năm qua, con mừng Đức Giêsu phục sinh chỉ như kỷ niệm một biến cố hoàn toàn quá khứ, chẳng ăn nhập gì tới đời sống cụ thể của con. Vì thế, đã bao năm, con chẳng có gì thay đổi. Nhưng năm nay, con quyết tâm trở nên một con người mới, một con người sống vị tha, yêu thương mọi người. Xin Thánh Thần của Cha hãy biến đổi con.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29/05/2019
Kính thưa cộng đoàn, hôm nay chúng ta tụ họp trong thánh đường này để tưởng nhớ và cầu nguyện cho các linh hồn, cách riêng là linh hồn Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm, vị Tổng thống (TT) đầu tiên của Việt Nam, người đã giành lại độc lập và tự do cho dân tộc, đã lập nên nền Đệ nhất Cộng Hòa, đã lãnh đạo Miền Nam Việt Nam thành một quốc gia phú cường mà trong đó người dân sống thanh bình và tự do, ấm no và hạnh phúc. Chúng ta biết công đức của TT Ngô Đình Diệm thì nhiều vô kể. Trong thánh lễ này, chúng ta chỉ chiêm ngưỡng xem ngài đã sống đức tin công giáo thế nào, đã theo Chúa và họa lại nơi bản thân mình hình ảnh Chúa Kitô ra sao.
26/05/2019
Đôi dòng tiểu sử: Marcel Văn tên thật là Nguyễn Tân Văn. Sinh ngày 15 tháng 3 năm 1928, tại Ngăm Giáo, thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ngăm Giáo là một làng nhỏ nằm giữa Hà Nội và Hải Phòng, thuộc vùng châu thổ sông Hồng.
26/05/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Cv 15,1-2.22-29: (1) Những người Giuđê cho rằng: «Nếu không chịu phép cắt bì theo tục lệ Môsê, thì không thể được cứu độ». (28) (Nhưng) Thánh Thần và chúng tôi (=các tông đồ) đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này: (29) là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm. Cẩn thận tránh những điều đó là tốt rồi. • Kh 21,10-14.22-23: (22) Trong thành, tôi không thấy có Đền Thờ, vì Đức Chúa, Thiên Chúa Toàn Năng, và Con Chiên là Đền Thờ của thành. (23) Thành chẳng cần mặt trời mặt trăng chiếu sáng, vì đã có vinh quang Thiên Chúa toả rạng, và Con Chiên là ngọn đèn chiếu soi. • TIN MỪNG: Ga 14,23-29
19/05/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Cv 14,21b-27: (22) «Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa». • Kh 21,1-5a: (1) Tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển không còn nữa. (2) Tôi thấy Thành Thánh là Giêrusalem mới. (5) Rồi Đấng ngự trên ngai phán: «Này đây Ta đổi mới mọi sự». • TIN MỪNG: Ga 13,31-33a.34-35
17/05/2019
Cùng bạn đọc: Chúng tôi cần thêm những chi tiết về con người và cuộc đời (ngày sinh, ở đâu, làm gì…) của Ki-tô hữu Lâm Đình Tuý. Ông bị tù vì lí do và trong hoàn cảnh nào? Nếu được, yêu cầu cho biết thân nhân của ông, để chúng tôi liên lạc (thuongvu@phongtraogiaodan.com)
14/05/2019
Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc.
29/04/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Cv 5,12-16: (12) Nhiều dấu lạ điềm thiêng được thực hiện trong dân, nhờ bàn tay các Tông Đồ. (14) Càng ngày càng có thêm nhiều người tin theo Chúa: cả đàn ông đàn bà rất đông. • Kh 1,9-11a.12-13.17-19: (17) «Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. (18) Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời. • TIN MỪNG: Ga 20,19-31
19/04/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • St 1,1–2,2: (27) Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa. • Rm 6,3-11: (8) Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người. • TIN MỪNG: Lc 24,1-12
14/04/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 50,4-7: Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. • Pl 2,6-11: Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên cây thập tự. • TIN MỪNG: Lc 19,28-40 (nghi thức rước lá)
08/04/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 43,16-21: (19) Này Ta sắp làm một việc mới, việc đó manh nha rồi, các ngươi không nhận thấy hay sao ? Phải, Ta sẽ mở một con đường giữa sa mạc, khơi những dòng sông tại vùng đất khô cằn. • Pl 3,8-14: (8) Vì Đức Kitô, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô (9) và được kết hợp với Người. Được như vậy, không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Môsê đem lại, nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Kitô. • TIN MỪNG: Ga 8,2-11
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC