Sám hối đích thực đòi hỏi sự thay đổi toàn diện

08/12/201910:08 SA(Xem: 6580)
Sám hối đích thực đòi hỏi sự thay đổi toàn diện
CHIA SẺ TIN MỪNG
Chúa Nhật thứ Thường Niên

(08-12-2019)


Sám hối đích thực đòi hỏi sự thay đổi toàn diện



ĐỌC LỜI CHÚA

  Is 11,1-10(3) Người sẽ không xét xử theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói, (4) nhưng xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo hèn.
  Rm 15,4-9(4) Mọi lời xưa đã chép trong Kinh Thánh, đều được chép để dạy dỗ chúng ta. Những lời ấy làm cho chúng ta nên kiên nhẫn, và an ủi chúng ta, để nhờ đó chúng ta vững lòng trông cậy.
•  TIN MỪNG: Mt 3,1-12
Ông Gioan Tẩy Giả rao giảng

(1) Hồi ấy, ông Gioan Tẩy Giả đến rao giảng trong hoang địa miền Giuđê rằng: (2) «Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần». (3) Ông chính là người đã được ngôn sứ Isaia nói tới: Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.

(4) Ông Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn. (5) Bấy giờ, người ta từ Giêrusalem và khắp miền Giuđê, cùng khắp vùng ven sông Giođan, kéo đến với ông. (6) Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Giođan. 

(7) Thấy nhiều người thuộc phái Pharisêu và phái Xađốc đến chịu phép rửa, ông nói với họ rằng: «Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? (8) Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối. (9) Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: “Chúng ta đã có tổ phụ Ápraham”. Vì, tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Ápraham. (10) Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa. 

(11) Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa. (12) Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi».




CHIA SẺ
Câu hỏi gợi ý:
1. Sứ điệp chính của Gioan Tẩy giả là gì? Là sám hối? Nhưng phải hiểu sám hối thế nào? Dựa trên điều gì để biết được một người thật lòng sám hối?

2. Người Pharisêu và Xađốc là những người nắm giềng mối của tôn giáo, được dân chúng coi là gương mẫu về đạo đức, tại sao Gioan Tẩy giả lại gọi họ là «nòi rắn độc»? Ông có quá đáng không?

3. Cách đánh giá của Đức Giêsu và Gioan Tẩy giả về đạo đức và thánh thiện có khác cách thường tình của chúng ta không? Các Ngài đánh giá dựa trên tiêu chuẩn nào? Chúng ta thường dựa trên tiêu chuẩn nào?
Suy tư gợi ý:

1.  Gioan Tẩy giả kêu gọi sám hối

Gioan Tẩy giả xuất hiện để dọn đường cho Đức Giêsu. Ông chuẩn bị tâm hồn dân chúng để họ xứng đáng đón nhận Nước Trời do Đức Giêsu sắp đến khai mạc. Theo ông, điều tiên quyết phải làm để đón nhận Nước Trời là sám hối: «Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần» (Mt 3,2).

Sám hối là nhận ra sự sai trái của mình đối với đường lối của Thiên Chúa và quyết tâm sửa sai. Sám hối đích thực phải dẫn đến một sự thay đổi toàn diện, một đời sống mới, với quan niệm mới, nhìn mọi sự và suy nghĩ mọi vấn đề theo cung cách mới, phù hợp với cách nhìn và đường lối của Thiên Chúa. Người nào nói mình sám hối mà đời sống không hề thay đổi, người ấy là người nói dối.



2.  Coi chừng! những người tưởng mình là công chính nhiều khi lại cần sám hối hơn ai hết

Điều khiến ta phải lấy làm lạ là thái độ của Gioan Tẩy giả đối với những người Pharisêu và Xađốc. Họ là những người dạy dỗ dân chúng về tôn giáo, về lề luật của Chúa. Họ nắm giữ những giềng mối của tôn giáo Do Thái, và được coi là mô phạm, là gương mẫu cho dân chúng. Họ là những người giữ lề luật một cách rất nhiệm nhặt, chi ly đến từng chi tiết. Vì thế, dưới con mắt loài người, họ rất có lý khi tự hào về sự đạo đức, thánh thiện của mình.

Ta không hề thấy Gioan Tẩy giả nặng lời với bọn gái điếm, thu thuế, vốn bị coi là hạng tội lỗi. Nhưng ông lại rất nặng lời với những người thuộc hai phái đạo đức này. Ông gọi họ là: «nòi rắn độc!» Sự kiện này rất đáng cho chúng ta suy nghĩ. Thông thường, mọi người đều nghĩ: nếu phải dùng từ «nòi rắn độc» để chỉ ai đó, thì bọn thu thuế và gái điếm xứng đáng với từ này nhất. Nhưng Gioan Tẩy giả không nghĩ như vậy. Ông dùng từ độc địa này để gọi chính những người được mọi người coi là đạo đức nhất trong dân chúng. Ông sai lầm chăng? 

Nếu cho rằng Gioan sai lầm, thì cũng phải cho rằng Đức Giêsu sai lầm luôn khi Ngài nói thẳng với hai nhóm người đạo đức này: «Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông» (Mt 21,31). Rõ ràng hai vị đồng quan điểm với nhau!



3.  Đức Giêsu nhìn và đánh giá con người dựa trên tình yêu

Đức Giêsu –cũng như Gioan Tẩy giả– không đánh giá con người theo cách của chúng ta. Ngài nhìn thẳng vào chính tâm hồn con người để đánh giá, chứ không chỉ nhìn vào chức vụ, vào những việc làm tốt đẹp, những nhân đức được tỏ lộ ra bên ngoài ai cũng thấy như chúng ta. Vì thế, rất có thể những người bị chúng ta cho là tội lỗi vì những hành động xấu xa bên ngoài, lại được Ngài đánh giá cao hơn những con người được chúng ta cho là thánh thiện, đạo đức vì những nhân đức hay việc làm tốt lành của họ. Chính vì Ngài đánh giá khác con người, nên Ngài mới báo trước một sự đảo lộn không ngờ vào ngày chung cuộc: «Nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống chót, còn những kẻ đứng chót sẽ được lên đầu» (Mc 10,31; xem thêm Mt 7,22-23; 8,11-12).

Đức Giêsu đánh giá con người như thế nào? Tiêu chuẩn đánh giá của Ngài chính là tình yêu, tình yêu đích thực, vì bản chất của Ngài chính là tình yêu (x.1Ga 4,8.16). Ai càng có nhiều tình yêu thì càng giống Ngài và càng có giá trị trước mặt Ngài. Do đó, sự thánh thiện hệ tại tình yêu mà con người có trong lòng mình, chứ không hệ tại những nhân đức hay những việc tốt đẹp mà con người làm được. Những thứ này chỉ là biểu hiện tất yếu của tình yêu chứ không phải là tình yêuNếu là tình yêu đích thực thì đương nhiên phải được thể hiện thành những nhân đức hay việc làm tốt đẹp. Thánh Giacôbê viết: «Đức tin không có việc làm là đức tin chết» (Gc 2,17.26). Cũng vậy, tình yêu không được thể hiện thành hành động cụ thể là tình yêu giả hiệu, tình yêu môi mép (x. Mt 15,8-9). Ai nghĩ hay nói rằng mình có tình yêu, nhưng lại không hề thể hiện tình yêu ấy thành việc làm, thành nhân đức, thì đó là kẻ nói dối hay ảo tưởng.



4.  Không có tình yêu, mọi việc tốt đẹp đều vô giá trị trước mặt Thiên Chúa

Tuy nhiên người ta vẫn có thể có những nhân đức hay việc làm hết sức tốt đẹp mà chẳng hề có tình yêu ở bên trong. Những nhân đức hay việc làm tốt đẹp ấy có thể phát xuất:

– từ tham vọng cá nhân: một người có tham vọng làm tổng thống, bộ trưởng hay làm một chức sắc cao cấp trong một tôn giáo vẫn có thể tập luyện để có những nhân đức, hay làm được những việc rất tốt đẹp chủ yếu để đạt được những địa vị cao cả đó.

– từ chức năng: một cán sự xã hội, một nhân viên tiếp thị, một đại lý bảo hiểm… phải có những lời nói thật dễ thương, đầy vẻ khiêm nhường và vị tha, phải có thái độ sẵn sàng giúp đỡ… (mà bình thường mình không có) thì mới có thể thành công trong nghề nghiệp mình. Làm chức sắc tôn giáo cũng phải ăn nói hay hành động thế nào để tỏ ra có tình yêu đúng như chức vụ mình đòi hỏi. Tình yêu này là thứ «tình yêu do chức năng» hay «tình yêu vì mục vụ» không hẳn là tình yêu đúng nghĩa.

– từ tính sĩ diện, ham được ca tụng, thích được bái phục, hoặc sợ bị chê cười, trách móc: biết bao hành động tốt đẹp trên đời được thành tựu do sự thúc đẩy của động lực rất phổ biến này.

Như vậy, «yêu thật sự» và «có vẻ yêu» thì bề ngoài rất giống nhau đến nỗi con người nhiều khi không thể phân biệt được, nên trước mặt con người, giá trị của chúng có thể như nhau, nhưng trước mặt Thiên Chúa lại rất khác nhau. Thánh Phaolô cho chúng ta biết về sự vô giá trị trước mặt Thiên Chúa của những hành động tốt đẹp nhưng không phát xuất từ tình yêu, cũng như những đặc sủng không phục vụ cho tình yêu: «Giả như tôi nói được các thứ tiếng của loài người và các thiên thần (…) có ơn nói tiên tri và biết hết mọi bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có đức tin chuyển núi dời non (…) có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi» (1Cr 13,1-3). 

Không có tình yêu, thì trước mặt Thiên Chúa, mọi nhân đức, đặc sủng, việc làm tốt đẹp, thậm chí đức tin, chỉ là một dãy số không với chữ số to nhỏ khác nhau mà thôi. Có ai hãnh diện vì số không của mình to hơn, đẹp hơn, hay dãy số không của mình dài hơn của người khác không? Đã là số không, thì dù to hay nhỏ, dù đẹp hay xấu, dù là một chữ số hay nhiều chữ số kết hợp lại, thì cũng đều có giá trị bằng không.

Dãy số không – tượng trưng cho những nhân đức hay việc làm tốt đẹp – dù dài hay ngắn, dù to hay nhỏ, đều không có giá trị gì. Nhưng nếu thêm vào đầu dãy số ấy con số 1, thì giá trị của dãy số hoàn toàn biến đổi. Tình yêu chính là số 1 đứng ở đầu dãy số không ấy, biến tất cả những số không vô giá trị kia thành một giá trị lớn lao.

Mà tình yêu đích thực lại đặt nền tảng trên tinh thần tự hủy, nghĩa là coi nhẹ «cái tôi» của mình. Đấy chính là ý nghĩa đích thực và chủ yếu của hai chữ «từ bỏ» trong Tin Mừng. Mọi công trình của con người mà bị đổ bể thường chỉ vì thiếu tinh thần «từ bỏ» này của Tin Mừng. Một người coi «cái tôi» của mình quá quan trọng khó có thể có được tình yêu đích thực.

Vậy, để sám hối hầu đón Chúa đến trong tâm hồn mình, thiết tưởng ta cần nghiêm túc xét xem sự thánh thiện và đạo đức của chúng ta xây dựng trên nền tảng nào: trên tình yêu? hay trên tham vọng cá nhân, trên chức vụ, trên sĩ diện? Nếu sự đạo đức thánh thiện ấy không được xây dựng trên tình yêu, thì chính chúng ta mới là những người phải sám hối trước tiên. Vì rất có thể những kẻ có vẻ tội lỗi hơn chúng ta lại có nhiều tình yêu hơn chúng ta, họ đối xử với tha nhân có tình có nghĩa hơn chúng ta. Nên trước mặt Thiên Chúa, chúng ta không giá trị bằng họ.



CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, nhiều khi con cầu nguyện nhiều hơn người khác, nhưng chính trong khi cầu nguyện, con lại tỏ ra ích kỷ, kiêu ngạo và thiếu tình yêu hơn lúc nào hết, khiến việc cầu nguyện của con làm cho Cha chán ngán. Nhiều khi chúng con giống như những người Pharisêu, cầu nguyện nhiều để được mọi người coi là đạo đức (x. Mt 6,5), hoặc tự hào về mình trước mặt Cha khi cầu nguyện (x. Lc 18,11-12). Xin cho con hiểu rằng chỉ có tình yêu chứ không phải bất cứ điều gì khác làm cho con trở nên giống Cha, nghĩa là nên thánh thiện thật sự.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19/01/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 62,1-5: (2) Rồi muôn dân sẽ được chiêm ngưỡng đức công chính của ngươi, mọi đế vương sẽ được ngắm nhìn vinh quang ngươi tỏ rạng. Người ta sẽ gọi ngươi bằng tên mới, chính là tên miệng Đức Chúa đặt cho. • 1Cr 12,4-11: (4) Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. (5) Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. (6) Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. (7) Thần khí tỏ ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung (…). (11) Chính Thần Khí duy nhất ấy đã làm tất cả những điều đó, và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tùy theo ý của Người. • TIN MỪNG: Ga 2,1-11
12/01/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 40,1-5.9-11: (11) Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt. • Tt 2,11-14; 3,4-7: (5) Không phải vì tự sức mình chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì Người thương xót, nên Người đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và đổi mới. (6) Thiên Chúa đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ chúng ta. • TIN MỪNG: Lc 3,15-16.21-22
06/01/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 60,1-6: (3) Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước. (4) Đưa mắt nhìn tứ phía mà xem, tất cả đều tập hợp, kéo đến với ngươi: con trai ngươi từ phương xa tới, con gái ngươi được ẵm bên hông. • Ep 3,2-3a.5-6: (5) Thiên Chúa đã không cho những người thuộc các thế hệ trước được biết mầu nhiệm này, nhưng nay Người đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông Đồ và ngôn sứ của Người. (6) Mầu nhiệm đó là: trong Đức Kitô Giêsu và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa. • TIN MỪNG: Mt 2,1-12
22/12/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 9,1-6: (5) Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai, danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, người Cha muôn thuở, Thủ Lãnh hoà bình. • Tt 2,11-14: (11) Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. (12) Ân sủng đó dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này. • TIN MỪNG: Lc 2,1-14
14/12/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Xp 3,14-18a: (17) Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đang ngự giữa ngươi, Người là Vị cứu tinh, là Đấng anh hùng. Vì ngươi, Chúa sẽ vui mừng hoan hỷ, sẽ lấy tình thương của Người mà đổi mới ngươi. • Pl 4,4-7: (4) Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em! (5) Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến. • TIN MỪNG: Lc 3,10-18
10/12/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Br 5,1-9: (7) Thiên Chúa đã ra lệnh phải bạt thấp núi cao và gò nổng có tự lâu đời, phải lấp đầy thung lũng cho mặt đất phẳng phiu, để Ítraen tiến bước an toàn dưới ánh vinh quang của Thiên Chúa. • Pl 1,4-6.8-11: (9) Điều tôi khẩn khoản nài xin, là cho lòng mến của anh em ngày thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên, (10) để nhận ra cái gì là tốt hơn. Tôi cũng xin cho anh em được nên tinh tuyền và không làm gì đáng trách, trong khi chờ đợi ngày Đức Kitô quang lâm. • TIN MỪNG: Lc 3,1-6
03/12/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Gr 33,14-16?: (16) Trong những ngày ấy, Giuđa sẽ được cứu thoát, Giêrusalem sẽ an cư lạc nghiệp. Đây là tên người ta sẽ đặt cho thành: «Đức Chúa là-sự-công-chính-của-chúng-ta!» • 1Tx 3,12-4,2: (12) Xin Chúa cho tình thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết, cũng như tình thương của chúng tôi đối với anh em vậy. • TIN MỪNG: Lc 21,25-28,34-36
26/11/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Đn 7,13-14: (13) Trong những thị kiến ban đêm, tôi mải nhìn thì kìa: có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến. Người tiến lại gần bên Đấng Lão Thành và được dẫn đưa tới trình diện. (14) Đấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị, vinh quang và vương vị; muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một; vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong. • Kh 1,5-8: (7) Kìa, Người ngự đến giữa đám mây. Ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ đã đâm Người. Mọi dân trên mặt đất sẽ đấm ngực than khóc khi thấy Người. Đúng thế! Amen! (8) Đức Chúa là Thiên Chúa phán: «Ta là Anpha và Ômêga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến, là Đấng Toàn Năng». • TIN MỪNG: Ga 18,33b-37
05/11/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Đnl 6,2-6: (2) Anh em cũng như con cháu anh em hãy kính sợ Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, mọi ngày trong suốt cuộc đời, tuân giữ tất cả những chỉ thị và mệnh lệnh của Người mà tôi truyền cho anh em, thì anh em sẽ được sống lâu. • Dt 7,23-28: (27) Đức Giêsu không như các vị thượng tế khác: mỗi ngày họ phải dâng lễ tế hy sinh, trước là để đền tội của mình, sau là để đền thay cho dân; phần Người, Người đã dâng chính mình, và chỉ dâng một lần là đủ. • TIN MỪNG: Mc 12,28b-34
28/10/2018
ĐỌC LỜI CHÚA • Gr 31,7-9: (8) Trong chúng, có kẻ đui, người què, kẻ mang thai, người ở cữ: tất cả cùng nhau trở về. (9) Chúng trở về, nước mắt tuôn rơi, Ta sẽ an ủi và dẫn đưa chúng, dẫn đưa tới dòng nước, qua con đường thẳng băng, trên đó chúng không còn vấp ngã, vì Ta là một người Cha. • Dt 5,1-6: (2) Vị thượng tế ấy có khả năng cảm thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc, bởi vì chính người cũng đầy yếu đuối. • TIN MỪNG: Mc 10,46-52
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC