Lễ Chúa Lên Trời (02-06-2019): Đức Giêsu về trời để hiện diện tại trần gian một cách mới mẻ.

02/06/20191:35 CH(Xem: 7665)
Lễ Chúa Lên Trời (02-06-2019): Đức Giêsu về trời để hiện diện tại trần gian một cách mới mẻ.
CHIA SẺ TIN MỪNG
Chúa Nhật Lễ Chúa Lên Trời

(02-06-2019)


Đức Giêsu về trời
để hiện diện tại trần gian
một cách mới mẻ



ĐỌC LỜI CHÚA

  Cv 1,1-11(8) «Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất».
  Dt 9,24-28; 10,19-23(20) Người đã mở cho chúng ta một con đường mới và sống động qua bức màn, tức là chính thân xác của Người.
•  TIN MỪNG: Lc 24,46-53
Đức Giêsu được rước lên trời

(46) Khi ấy Đức Giêsu nói: «Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; (47) phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. (48) Chính anh em là chứng nhân về những điều này. (49) Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống».

(50) Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. (51) Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. (52) Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ, (53) và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa.



CHIA SẺ
Câu hỏi gợi ý:
1. Trước khi từ biệt các tông đồ để về trời, đáng lẽ Đức Giêsu phải nói: «Thầy sẽ không còn ở cùng anh em nữa; vậy Thầy xin tạm biệt anh em» mới thuận lý. Tại sao Ngài lại nói: «Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế» (Mt 28,20)? Điều đó nghĩa là gì?

2. Đức Giêsu ở lại với chúng ta đến tận thế. Vậy muốn gặp Ngài thì gặp ở đâu? Phải tiếp xúc với Ngài cách nào để thật sự nhận được sức mạnh của Ngài?


Suy tư gợi ý:

1. Đức Giêsu hiện diện tại trần gian theo một cách thức mới


Tại trần gian, chẳng có một trường hợp nào «tụ» mà không «tán», chẳng bao giờ có một cuộc xum họp nào mà không kết thúc bằng sự chia ly. Và sự chia ly của những người yêu thương nhau chẳng bao giờ mà không vương vấn buồn phiền, đau khổ. «Ái biệt ly khổ» (tức yêu nhau mà phải xa cách nhau thì khổ) là một trong «bát khổ» theo giáo lý nhà Phật. Biết như thế, ta mới hiểu được nỗi buồn và sự bâng khuâng của các tông đồ sau khi Đức Giêsu về trời. Kể từ nay, các ông không còn được gặp mặt người Thầy −mà mình hết lòng quý mến− bằng xương bằng thịt nữa, chẳng còn nghe thấy tiếng Ngài nói, lời Ngài dạy dỗ nữa.

Nhưng cuộc chia ly của Đức Giêsu và các tông đồ không phải là một cuộc chia ly theo kiểu thường tình của cuộc đời. Vì Đức Giêsu tuy không ở bên cạnh các tông đồ bằng xương thịt như khi còn sinh tiền, nhưng Ngài vẫn luôn hiện diện chẳng những ở bên cạnh các ông, mà ở ngay trong tâm hồn các ông. Thật vậy, ngay trước khi từ giã các môn đệ để về trời, đáng lẽ Ngài phải nói: «Thầy sẽ không còn ở với anh em nữa» thì mới hợp lý, đằng này Ngài lại nói: «Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế» (Mt 28,20). Sao Ngài nói lạ vậy? Chắc chắn Ngài không ở với các tông đồ và chúng ta bằng thân xác nữa. Nên nếu đúng như lời Ngài nói, thì tất nhiên Ngài phải ở lại bằng tâm linh hay thần khí của Ngài. Đó là cách khôn ngoan nhất để mọi người trên thế gian có thể gặp Ngài.

Giả như Ngài tiếp tục hiện diện tại trần gian bằng thân xác của Ngài –chẳng hạn tương tự như Đức Giáo Hoàng hiện nay ở Rôma– thì cả đời chúng ta không dễ gì gặp được Ngài một lần, dù chỉ gặp trong giây lát. Và sẽ có vô số người muốn gặp Ngài mà không gặp được. Thử nghĩ xem: tỷ lệ số người Công giáo đang sống trên thế giới hiện nay đã từng gặp được Đức Giáo Hoàng một lần để nói chuyện là bao nhiêu phần trăm? E rằng không được 1/1.000, thậm chí 1/10.000 hoặc ít hơn nữa). 

Trái lại, nếu Đức Giêsu hiện diện theo cách thức mới bằng tâm linh hay thần khí, thì ai trong chúng ta cũng có thể gặp Ngài dễ dàng trong bất cứ bao lâu và bất kỳ lúc nào. Ngài có thể nói với ta một cách thiêng liêng trong tâm linh ta; và ta cũng có thể «nghe» Ngài nói bằng lời rõ ràng qua Thánh Kinh, đặc biệt qua các Tin Mừng. Ngoài ra, Ngài còn lập phép Thánh Thể để ta có thể gặp gỡ Ngài một cách thể chất, và để Ngài có thể ngự vào lòng ta cũng một cách thể chất.



2. Phải gặp gỡ và liên kết với Đức Giêsu mới có sức mạnh

Đức Giêsu nói: «Thầy là đường, là sự thật và là sự sống» (Ga 14,6); và «Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào» (Ga 10,10). Vì thế, muốn sống hạnh phúc, sống tràn đầy, sống cho có ý nghĩa, ta cần phải thường xuyên gặp gỡ và liên kết chặt chẽ với Đức Giêsu. Nhờ đó, ta tiếp nhận được sự khôn ngoan và sức mạnh dồi dào của Ngài, vì Ngài «là sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa» (1Cr 1,24). Có sức mạnh nội tâm dồi dào, ta mới có thể thực hiện được Nước Trời ngay trong bản thân mình, và trong quan hệ giữa mình và tha nhân (x. Lc 17,21). Vì «Nước Trời chỉ có thể chiếm được bằng sức mạnh» (Mt 11,12). Nước Trời đó chính là khả năng quên mình để yêu thương, để hy sinh cho Thiên Chúa và tha nhân, và đó cũng chính là nên thánh.



3. Để gặp gỡ và liên kết với Đức Giêsu cách hữu hiệu


a) Phải sống tinh thần quên mình, từ bỏ mình

Chúng ta chỉ có thể gặp gỡ và liên kết với Đức Giêsu khi tâm hồn ta tràn đầy Ngài. Ta chỉ có thể tràn đầy Ngài khi tâm hồn ta không bị chiếm hữu bởi «cái tôi» của chính ta, vì nếu tâm hồn ta bị «cái tôi» của mình tràn ngập, thì nó không còn một chỗ trống nào cho Ngài hiện diện cả. Để có chỗ cho Ngài, ta phải dẹp bỏ hay làm trống «cái tôi» của mình đi. Đó chính làsống tinh thần quên mình, từ bỏ mình, không coi bản thân, sở thích hay ý muốn của mình là quan trọng. Nghĩa là không còn sống cho chính mình, mà sống cho Thiên Chúa và tha nhân, coi thánh ý của Thiên Chúa và hạnh phúc của tha nhân là quan trọng.

Sống quên mình là không làm theo ý muốn của «cái tôi» ích kỷ của mình, mà luôn luôn làm theo ý muốn của Thiên Chúa hay Đức Giêsu, theo tinh thần và đường lối của Ngài, và để Ngài tự do hành động nơi mình. Lúc đó ta có thể nói như Đức Giêsu: «Tôi (…) không làm theo ý tôi, nhưng làm theo ý Đấng đã sai tôi» (Ga 6,38; x. 5,30; Lc 22,42). Và như thế ta trở thành công cụ của Ngài, để Ngài hành động qua mọi khả năng của ta. Lúc đó, Ngài sẽ làm nhiều việc lạ lùng và lớn lao ở nơi ta và qua ta. Và với tinh thần quên mình, ta nhận ra những hành động lớn lao ấy không phải là do ta, mà do Ngài. Ta vẫn nhận ra mình là «đầy tớ vô ích» mặc dù ta đã cố gắng làm việc hết sức mình (x. Lc 17,10).

Sống quên mình và từ bỏ mình, ta sẵn sàng đánh mất chính mình vì Đức Giêsu. Nhưng chính khi ta sống tinh thần quên mình ấy, thì thật ra ta lại sống mãnh liệt nhất, và ta lại tìm lại được bản thân ta hay hạnh phúc của ta một cách đích thực nhất. Đúng như lời của thánh Phanxicô Khó Khăn: «Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân».


b) Ý thức sự hiện diện và hoạt động của Đức Giêsu ở trong ta

Một khi ta không còn sống cho bản thân ta nữa, không còn bị thúc đẩy bởi những động cơ vị kỷ nữa, mà hoàn toàn sống cho Ngài, thì Ngài sẽ tự do hoạt động ở trong ta. Và ta sẽ cảm thấy: «Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là Chúa Kitô sống trong tôi» (Gl 2,20); hay «tôi làm, nhưng không phải tôi làm, mà là Chúa Kitô làm trong tôi».

Sức mạnh và khả năng ở trong ta sẽ tăng lên khi ta thường xuyên ý thức sự hiện diện và hoạt động của Đức Giêsu ở trong ta, ý thức Ngài là sức mạnh của ta. Sức mạnh ấy là vô biên khiến ta có thể thực hiện được tất cả những gì Ngài muốn. Hãy thường xuyên tự nhủ lời của thánh Phaolô: «Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi có thể làm được mọi sự» (Pl 4,13).

Một điều quan trọng khác là ta phải dám tin vào sức mạnh của Thiên Chúa ở trong ta. Dám tin vào những gì Ngài nói, Ngài hứa là đúng sự thật và sẽ được thực hiện ở nơi ta. Hãy dám tin theo gương Đức Maria như lời của bà Êlisabét nói với Ngài: «Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em» (Lc 1,45). Nếu ta dám tin và tin thật lòng, ta sẽ thấy điều mình tin trở thành hiện thực, như lời Đức Giêsu nói: «Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: “rời khỏi đây, qua bên kia!” nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được» (Mt 17,20).

c) Sống tinh thần yêu thương với tha nhân

Muốn liên kết với Đức Giêsukhông gì cụ thể và chắc chắn bằng liên kết với những tha nhân đang sống chung quanh ta, đặc biệt những người nghèo đói, đau khổ, bệnh tật, bị áp bức, nói chung là những người đáng thương. Vì Ngài thường tự đồng hóa mình với những người ấy. Nếu ta liên kết với Đức Giêsu, mà ta không hề quan tâm hay tỏ ra một chút yêu thương nào đối với những người đáng thương mà ta từng gặp trong cuộc sống, thìsự liên kết ấy chỉ là bề ngoài và hoàn toàn giả dối. Làm như thế chẳng khác gì ta muốn nấu cơm mà lại dùng cát để nấu. Nghĩa là trong thực tế ta chẳng hề liên kết gì với Đức Giêsu cả, và do đó ta sẽ chẳng nhận được sức mạnh nào từ Ngài.

Tóm lại, muốn gặp gỡ và liên kết với Đức Giêsu nguồn sức mạnh, ta phải có tinh thần từ bỏ mình, tự xóa mình để tâm hồn ta tràn đầy thần khí của Ngài. Ta cũng phải thường xuyên ý thức về sự hiện diện đầy sức mạnh của Ngài trong tâm hồn ta. Đồng thời ta phải yêu thương và liên kết với những người đáng thương mà ta gặp trong cuộc đời. Như thế, ta sẽ cảm nghiệm được tâm hồn ta tràn đầy sức mạnh của Ngài, và ta sẽ hạnh phúc.



CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, thân xác của Đức Giêsu đã về trời để thần khí của Ngài có thể hiện diện và hoạt động trong bản thân con và mọi người. Xin giúp con ý thức sự hiện diện hoạt động ấy của Ngài trong tâm hồn mình, để tâm hồn con trở nên mạnh mẽ thật sự. Nhờ đó, con thực hiện được những gì Cha mong muốn nơi con.

Nguyễn Chính Kết


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Gs 5,9a.10-12: (9) Đức Chúa phán với ông Giôsuê: «Hôm nay Ta đã cất khỏi các ngươi cái ô nhục của người Ai Cập». • 2Cr 5,17-21: (17) Ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, cái mới đã có rồi. (19) Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Người. Người không còn chấp tội nhân loại nữa. • TIN MỪNG: Lc 15,1-3.11-32
26/03/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Xh 3,1-8a.13-15: (7) Đức Chúa phán: «Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai Cập. (8) Ta muốn giải thoát chúng». • 1Cr 10,1-6.10-12: (12) Ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã. • TIN MỪNG: Lc 13,1-9
06/03/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Ge 2,12-18: (13) Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, Người hối tiếc vì đã giáng hoạ. • 2Cr 5,20–6,2: (20) Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa. (21) Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người. • TIN MỪNG: Mt 6,1-6.16-18
03/03/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Hc 27,4-7: (5) Có thử lửa mới biết bình thợ gốm, nghe chuyện trò biết ai rởm ai hay. (6) Xem quả thì biết vườn cây, nghe lời miệng nói biết ngay lòng người. • 1Cr 15,54-58: (58) Anh em hãy kiên tâm bền chí, và càng ngày càng tích cực tham gia vào công việc của Chúa vì biết rằng: trong Chúa, sự khó nhọc của anh em sẽ không trở nên vô ích. • TIN MỪNG: Lc 6,39-45
25/02/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • 1Sm 26,2.7-9.12-13.22-23: (8) Ông Avisai nói với ông Đavít: «Hôm nay Thiên Chúa đã nộp kẻ thù của cậu vào tay cậu. Bây giờ, xin cho cháu dùng giáo ghim nó xuống đất, một nhát thôi; cháu không cần đâm nhát thứ hai». (9) Ông Đavít nói với ông Avisai: «Đừng giết vua! Có ai tra tay hại đấng Đức Chúa đã xức dầu tấn phong mà vô sự đâu!». • 1Cr 15,45-49: (48) Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà ra; còn những kẻ thuộc về trời thì giống như Đấng từ trời mà đến. • TIN MỪNG: Lc 6,27-38
19/02/2019
(Tìm hiểu Tin Mừng theo thánh Gio-an) – Bài 14 Có người thắc mắc, sao Chúa Giê-su đã hô “nào đứng dậy ! chúng ta đi khỏi đây”, rồi lại nói tiếp…
17/02/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Gr 17,5-8: (5) Đáng nguyền rủa thay kẻ tin ở người đời, lấy sức phàm nhân làm nơi nương tựa, và lòng dạ xa rời Đức Chúa! (7) Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa, và có Đức Chúa làm chỗ nương thân. • 1Cr 15,12.16-20: (19) Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. (20) Nhưng không phải thế! Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. • TIN MỪNG: Lc 6,17.20-26
08/02/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 6,1-2a.3-8: (3) «Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh! Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa!» • 1Cr 15,1-11: (10) Tôi có là gì thì cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu; trái lại, tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi. • TIN MỪNG: Lc 5,1-11
03/02/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Gr 1,4-5.17-19: (17) Giavê nói với Giêrêmia: «Còn ngươi, hãy thắt lưng. Hãy chỗi dậy! Hãy nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho ngươi. Trước mặt chúng, ngươi đừng run sợ». • 1Cr 12,31–13,13: (12,31)Trong các ơn huệ của Thiên Chúa, anh em cứ tha thiết tìm những ơn cao trọng nhất. Nhưng đây tôi xin chỉ cho anh em con đường trổi vượt hơn cả. (13,1) Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng (…) (3) Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. (…) (7) Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được (…) (13) Hiện nay, đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến. • TIN MỪNG: Lc 4,21-30
27/01/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Nkm 8,2-4a.5-6.8-10: (9) Tổng trấn Nêhêmi, thầy tế lễ Exơra tuyên bố: «Hôm nay là một ngày thánh dành cho Thượng Đế Hằng Hữu». • 1Cr 12,12-30: (13) Tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể, và đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất. (27) Vậy anh em chính là thân thể Đức Ki-tô, và mỗi người là một bộ phận. • TIN MỪNG: Lc 4,14-21
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC