Lễ Chúa Lên Trời (02-06-2019): Đức Giêsu về trời để hiện diện tại trần gian một cách mới mẻ.

02/06/20191:35 CH(Xem: 7663)
Lễ Chúa Lên Trời (02-06-2019): Đức Giêsu về trời để hiện diện tại trần gian một cách mới mẻ.
CHIA SẺ TIN MỪNG
Chúa Nhật Lễ Chúa Lên Trời

(02-06-2019)


Đức Giêsu về trời
để hiện diện tại trần gian
một cách mới mẻ



ĐỌC LỜI CHÚA

  Cv 1,1-11(8) «Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất».
  Dt 9,24-28; 10,19-23(20) Người đã mở cho chúng ta một con đường mới và sống động qua bức màn, tức là chính thân xác của Người.
•  TIN MỪNG: Lc 24,46-53
Đức Giêsu được rước lên trời

(46) Khi ấy Đức Giêsu nói: «Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; (47) phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. (48) Chính anh em là chứng nhân về những điều này. (49) Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống».

(50) Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. (51) Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. (52) Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ, (53) và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa.



CHIA SẺ
Câu hỏi gợi ý:
1. Trước khi từ biệt các tông đồ để về trời, đáng lẽ Đức Giêsu phải nói: «Thầy sẽ không còn ở cùng anh em nữa; vậy Thầy xin tạm biệt anh em» mới thuận lý. Tại sao Ngài lại nói: «Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế» (Mt 28,20)? Điều đó nghĩa là gì?

2. Đức Giêsu ở lại với chúng ta đến tận thế. Vậy muốn gặp Ngài thì gặp ở đâu? Phải tiếp xúc với Ngài cách nào để thật sự nhận được sức mạnh của Ngài?


Suy tư gợi ý:

1. Đức Giêsu hiện diện tại trần gian theo một cách thức mới


Tại trần gian, chẳng có một trường hợp nào «tụ» mà không «tán», chẳng bao giờ có một cuộc xum họp nào mà không kết thúc bằng sự chia ly. Và sự chia ly của những người yêu thương nhau chẳng bao giờ mà không vương vấn buồn phiền, đau khổ. «Ái biệt ly khổ» (tức yêu nhau mà phải xa cách nhau thì khổ) là một trong «bát khổ» theo giáo lý nhà Phật. Biết như thế, ta mới hiểu được nỗi buồn và sự bâng khuâng của các tông đồ sau khi Đức Giêsu về trời. Kể từ nay, các ông không còn được gặp mặt người Thầy −mà mình hết lòng quý mến− bằng xương bằng thịt nữa, chẳng còn nghe thấy tiếng Ngài nói, lời Ngài dạy dỗ nữa.

Nhưng cuộc chia ly của Đức Giêsu và các tông đồ không phải là một cuộc chia ly theo kiểu thường tình của cuộc đời. Vì Đức Giêsu tuy không ở bên cạnh các tông đồ bằng xương thịt như khi còn sinh tiền, nhưng Ngài vẫn luôn hiện diện chẳng những ở bên cạnh các ông, mà ở ngay trong tâm hồn các ông. Thật vậy, ngay trước khi từ giã các môn đệ để về trời, đáng lẽ Ngài phải nói: «Thầy sẽ không còn ở với anh em nữa» thì mới hợp lý, đằng này Ngài lại nói: «Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế» (Mt 28,20). Sao Ngài nói lạ vậy? Chắc chắn Ngài không ở với các tông đồ và chúng ta bằng thân xác nữa. Nên nếu đúng như lời Ngài nói, thì tất nhiên Ngài phải ở lại bằng tâm linh hay thần khí của Ngài. Đó là cách khôn ngoan nhất để mọi người trên thế gian có thể gặp Ngài.

Giả như Ngài tiếp tục hiện diện tại trần gian bằng thân xác của Ngài –chẳng hạn tương tự như Đức Giáo Hoàng hiện nay ở Rôma– thì cả đời chúng ta không dễ gì gặp được Ngài một lần, dù chỉ gặp trong giây lát. Và sẽ có vô số người muốn gặp Ngài mà không gặp được. Thử nghĩ xem: tỷ lệ số người Công giáo đang sống trên thế giới hiện nay đã từng gặp được Đức Giáo Hoàng một lần để nói chuyện là bao nhiêu phần trăm? E rằng không được 1/1.000, thậm chí 1/10.000 hoặc ít hơn nữa). 

Trái lại, nếu Đức Giêsu hiện diện theo cách thức mới bằng tâm linh hay thần khí, thì ai trong chúng ta cũng có thể gặp Ngài dễ dàng trong bất cứ bao lâu và bất kỳ lúc nào. Ngài có thể nói với ta một cách thiêng liêng trong tâm linh ta; và ta cũng có thể «nghe» Ngài nói bằng lời rõ ràng qua Thánh Kinh, đặc biệt qua các Tin Mừng. Ngoài ra, Ngài còn lập phép Thánh Thể để ta có thể gặp gỡ Ngài một cách thể chất, và để Ngài có thể ngự vào lòng ta cũng một cách thể chất.



2. Phải gặp gỡ và liên kết với Đức Giêsu mới có sức mạnh

Đức Giêsu nói: «Thầy là đường, là sự thật và là sự sống» (Ga 14,6); và «Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào» (Ga 10,10). Vì thế, muốn sống hạnh phúc, sống tràn đầy, sống cho có ý nghĩa, ta cần phải thường xuyên gặp gỡ và liên kết chặt chẽ với Đức Giêsu. Nhờ đó, ta tiếp nhận được sự khôn ngoan và sức mạnh dồi dào của Ngài, vì Ngài «là sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa» (1Cr 1,24). Có sức mạnh nội tâm dồi dào, ta mới có thể thực hiện được Nước Trời ngay trong bản thân mình, và trong quan hệ giữa mình và tha nhân (x. Lc 17,21). Vì «Nước Trời chỉ có thể chiếm được bằng sức mạnh» (Mt 11,12). Nước Trời đó chính là khả năng quên mình để yêu thương, để hy sinh cho Thiên Chúa và tha nhân, và đó cũng chính là nên thánh.



3. Để gặp gỡ và liên kết với Đức Giêsu cách hữu hiệu


a) Phải sống tinh thần quên mình, từ bỏ mình

Chúng ta chỉ có thể gặp gỡ và liên kết với Đức Giêsu khi tâm hồn ta tràn đầy Ngài. Ta chỉ có thể tràn đầy Ngài khi tâm hồn ta không bị chiếm hữu bởi «cái tôi» của chính ta, vì nếu tâm hồn ta bị «cái tôi» của mình tràn ngập, thì nó không còn một chỗ trống nào cho Ngài hiện diện cả. Để có chỗ cho Ngài, ta phải dẹp bỏ hay làm trống «cái tôi» của mình đi. Đó chính làsống tinh thần quên mình, từ bỏ mình, không coi bản thân, sở thích hay ý muốn của mình là quan trọng. Nghĩa là không còn sống cho chính mình, mà sống cho Thiên Chúa và tha nhân, coi thánh ý của Thiên Chúa và hạnh phúc của tha nhân là quan trọng.

Sống quên mình là không làm theo ý muốn của «cái tôi» ích kỷ của mình, mà luôn luôn làm theo ý muốn của Thiên Chúa hay Đức Giêsu, theo tinh thần và đường lối của Ngài, và để Ngài tự do hành động nơi mình. Lúc đó ta có thể nói như Đức Giêsu: «Tôi (…) không làm theo ý tôi, nhưng làm theo ý Đấng đã sai tôi» (Ga 6,38; x. 5,30; Lc 22,42). Và như thế ta trở thành công cụ của Ngài, để Ngài hành động qua mọi khả năng của ta. Lúc đó, Ngài sẽ làm nhiều việc lạ lùng và lớn lao ở nơi ta và qua ta. Và với tinh thần quên mình, ta nhận ra những hành động lớn lao ấy không phải là do ta, mà do Ngài. Ta vẫn nhận ra mình là «đầy tớ vô ích» mặc dù ta đã cố gắng làm việc hết sức mình (x. Lc 17,10).

Sống quên mình và từ bỏ mình, ta sẵn sàng đánh mất chính mình vì Đức Giêsu. Nhưng chính khi ta sống tinh thần quên mình ấy, thì thật ra ta lại sống mãnh liệt nhất, và ta lại tìm lại được bản thân ta hay hạnh phúc của ta một cách đích thực nhất. Đúng như lời của thánh Phanxicô Khó Khăn: «Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân».


b) Ý thức sự hiện diện và hoạt động của Đức Giêsu ở trong ta

Một khi ta không còn sống cho bản thân ta nữa, không còn bị thúc đẩy bởi những động cơ vị kỷ nữa, mà hoàn toàn sống cho Ngài, thì Ngài sẽ tự do hoạt động ở trong ta. Và ta sẽ cảm thấy: «Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là Chúa Kitô sống trong tôi» (Gl 2,20); hay «tôi làm, nhưng không phải tôi làm, mà là Chúa Kitô làm trong tôi».

Sức mạnh và khả năng ở trong ta sẽ tăng lên khi ta thường xuyên ý thức sự hiện diện và hoạt động của Đức Giêsu ở trong ta, ý thức Ngài là sức mạnh của ta. Sức mạnh ấy là vô biên khiến ta có thể thực hiện được tất cả những gì Ngài muốn. Hãy thường xuyên tự nhủ lời của thánh Phaolô: «Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi có thể làm được mọi sự» (Pl 4,13).

Một điều quan trọng khác là ta phải dám tin vào sức mạnh của Thiên Chúa ở trong ta. Dám tin vào những gì Ngài nói, Ngài hứa là đúng sự thật và sẽ được thực hiện ở nơi ta. Hãy dám tin theo gương Đức Maria như lời của bà Êlisabét nói với Ngài: «Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em» (Lc 1,45). Nếu ta dám tin và tin thật lòng, ta sẽ thấy điều mình tin trở thành hiện thực, như lời Đức Giêsu nói: «Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: “rời khỏi đây, qua bên kia!” nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được» (Mt 17,20).

c) Sống tinh thần yêu thương với tha nhân

Muốn liên kết với Đức Giêsukhông gì cụ thể và chắc chắn bằng liên kết với những tha nhân đang sống chung quanh ta, đặc biệt những người nghèo đói, đau khổ, bệnh tật, bị áp bức, nói chung là những người đáng thương. Vì Ngài thường tự đồng hóa mình với những người ấy. Nếu ta liên kết với Đức Giêsu, mà ta không hề quan tâm hay tỏ ra một chút yêu thương nào đối với những người đáng thương mà ta từng gặp trong cuộc sống, thìsự liên kết ấy chỉ là bề ngoài và hoàn toàn giả dối. Làm như thế chẳng khác gì ta muốn nấu cơm mà lại dùng cát để nấu. Nghĩa là trong thực tế ta chẳng hề liên kết gì với Đức Giêsu cả, và do đó ta sẽ chẳng nhận được sức mạnh nào từ Ngài.

Tóm lại, muốn gặp gỡ và liên kết với Đức Giêsu nguồn sức mạnh, ta phải có tinh thần từ bỏ mình, tự xóa mình để tâm hồn ta tràn đầy thần khí của Ngài. Ta cũng phải thường xuyên ý thức về sự hiện diện đầy sức mạnh của Ngài trong tâm hồn ta. Đồng thời ta phải yêu thương và liên kết với những người đáng thương mà ta gặp trong cuộc đời. Như thế, ta sẽ cảm nghiệm được tâm hồn ta tràn đầy sức mạnh của Ngài, và ta sẽ hạnh phúc.



CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, thân xác của Đức Giêsu đã về trời để thần khí của Ngài có thể hiện diện và hoạt động trong bản thân con và mọi người. Xin giúp con ý thức sự hiện diện hoạt động ấy của Ngài trong tâm hồn mình, để tâm hồn con trở nên mạnh mẽ thật sự. Nhờ đó, con thực hiện được những gì Cha mong muốn nơi con.

Nguyễn Chính Kết


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18/08/2019
Tòa soạn: Giám mục Phao-lô Kim là một thừa sai người Pháp, nhưng đã cống hiến cả cuộc đời cho Việt Nam và đã mặc lấy một tâm hồn người Việt. Nếu không được thấm nhuần bởi Tin Mừng của đức Ki-tô, liệu ông có được một tấm lòng nhân ái vượt biên giới thể hiện qua trường hợp sau đây không?
18/08/2019
Chấp nhận những khốn nạn bất công xẩy tới cho mình như là số phần Thiên Chúa an bài cho mình, mà không chút hận thù, như trường hợp ông Vũ Duy Thái dưới đây, phải chăng là dấu chỉ vong thân và tiêu cực của người theo Chúa? Hay đó là dấu chỉ của một tâm hồn đã đạt tới chiều sâu của Tin Mừng? Bài sau đây của tác giả nạn nhân đọc tại nhà thờ trại tỵ nạn Songkhla Thái Lan ngày 14-4-1980, vào buổi lễ giỗ 100 ngày vợ và 4 đứa con của ông bị chết vì hải tặc.
18/08/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Gr 38,4-6.8-10: (4) Các thủ lãnh thưa với vua Xítkigiahu: «Xin ngài cho giết Giêrêmia đi, vì những luận điệu của ông ta đã làm nản lòng các binh sĩ còn lại trong thành này, cũng như toàn dân. Thật vậy, con người ấy chẳng mưu hoà bình cho dân này, mà chỉ gây tai hoạ». • Dt 12,1-4: (3) Anh em hãy tưởng nhớ Đấng đã cam chịu để cho những người tội lỗi chống đối mình như thế, để anh em khỏi sờn lòng nản chí. • TIN MỪNG: Lc 12,49-53
11/08/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Kn 18,6-9: (9) Con lành cháu thánh của những người lương thiện (…) đồng tâm nhất trí về luật sau đây của Thiên Chúa, là trong dân thánh, có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia. • Dt 11,1-2.8-19: (13) Tất cả các tổ phụ (…) đều xưng mình là ngoại kiều, là lữ khách trên mặt đất. (14) Như vậy cho thấy là họ đang đi tìm một quê hương. (15) Và nếu quả thật họ còn nhớ tới quê hương mình đã bỏ ra đi, thì họ vẫn có cơ hội trở về. (16) Thực ra các ngài mong ước một quê hương tốt đẹp hơn, đó là quê hương trên trời. • TIN MỪNG: Lc 12,32-48
05/08/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Gv 1,2; 2,21-23: (2) Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân. • Cl 3,1-5.9-11: (1) Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. (2) Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. • TIN MỪNG: Lc 12,13-21
28/07/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • St 18,20-32: (Khi cầu nguyện, Ápraham mặc cả với Chúa nhiều lần để xin Chúa tha phạt cho thành Xơđôm tội lỗi). • Cl 2,12-14: (13) Thiên Chúa đã ban ơn tha thứ mọi sa ngã lỗi lầm của chúng ta. (14) Người đã xoá sổ nợ bất lợi cho chúng ta, sổ nợ mà các giới luật đã đưa ra chống lại chúng ta. Người đã huỷ bỏ nó đi, bằng cách đóng đinh nó vào thập giá. • TIN MỪNG: Lc 11,1-13
21/07/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • St 18,1-10a: (1) Đức Chúa hiện ra với ông Ápraham tại cụm sồi Mamrê (…). (2) Ông ngước mắt lên thì thấy có ba người đứng gần ông (…) (6) Ông Ápraham vội vã vào lều tìm bà Xara mà bảo : «Bà mau mau lấy ba thúng tinh bột mà nhồi, rồi làm bánh». (7) Ông chạy lại đàn vật, bắt một con bê mềm và ngon, giao cho người đầy tớ, và anh này vội vã làm thịt. (8) Ông lấy sữa chua, sữa tươi và thịt bê đã làm, mà đãi khách; rồi ông đứng hầu dưới gốc cây, đang khi khách dùng bữa. • Cl 1,24-28: (24) Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh. • TIN MỪNG: Lc 10,38-42
15/07/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Đnl 30,10-14: (10) Miễn là anh em nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, mà giữ những mệnh lệnh và thánh chỉ Người, ghi trong sách Luật này, miễn là anh em trở về với Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ. • Cl 1,15-20: (20) Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời. • TIN MỪNG: Lc 10,25-37
01/07/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Is 66,10-14c: (14) Đức Chúa sẽ biểu dương quyền lực của Người cho các tôi tớ biết, và nổi cơn thịnh nộ với các kẻ thù • Gl 6,14-18: (15) Quả thật, cắt bì hay không cắt bì chẳng là gì cả, điều quan trọng là trở nên một thụ tạo mới. • TIN MỪNG: Lc 10,1-12.17-20
10/06/2019
ĐỌC LỜI CHÚA • Cv 2,1-11: (4) Ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho. • 1Cr 12,3b-7.12-13: (6) Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. (13) Tất cả chúng ta đều được đầy tràn một Thần Khí duy nhất. • TIN MỪNG: Ga 20,19-23
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC