Tin và mê tín

12/08/20243:08 CH(Xem: 367)
Tin và mê tín

Tin và mê tín

aaa

Tin khác với biết. Khi nói: tin một điều gì, thì đã giả thiết rằng mình chưa được thấy điều ấy, chưa chứng nghiệm được, hay chưa nhận thấy một cách minh nhiên hay rõ ràng về điều ấy, nhưng mình vẫn xác quyết điều ấy là có thật.
Vì không thấy điều ấy mà đã xác quyết điều ấy là thật, thì có hai cách:
1) Sở dĩ xác quyết điều ấy là có thật, vì đã có những lý chứng hay lập luận xác đáng để kết luận điều ấy là thật. Như vậy là tin một cách sáng suốt.
2) Cứ xác quyết điều ấy là thật mà không cần một bằng chứng hay lý luận nào cả. Như vậy là tin một cách ngu muội.
Tin, trong lãnh vực tôn giáo: đối tượng của niềm tin tôn giáo không phải là những điều, hay những chuyện xảy ra, hay là tình trạng hiện hữu trong thế giới vật lý, tâm lý, hay toán học, mà con người không kiểm chứng được.
Đối tượng của niềm tin tôn giáo là những chuyện xảy ra, hay tình trạng hiện hữu trong thế giới thần linh hay tâm linh vốn vượt khỏi khả năng kiểm chứng, thậm chí vượt khỏi kinh nghiệm, vượt khỏi khả năng quan niệm hay diễn tả của ngôn ngữ con người, nhưng với niềm tin, người ta xác quyết là có thật.
Không thể thấy, không thể chứng nghiệm hay kiểm chứng thì làm sao xác quyết được là có thật?
Hành trình để đi đến xác quyết những đối tượng trong thế giới thần linh hay tâm linh là thật, dù không kiểm chứng được, chia ra thành hai ngả: Đức tin và mê tín.
● Đức tin là tin một điều liên quan đến thần linh hay thế giới thần linh sau khi đã trải qua một hành trình (process) bằng những lý luận hợp lý về sự khả tín của điều ấy. Đối tượng của đức tin hầu như không thể chứng minh một cách rõ ràng, hiển nhiên, nhưng phải mang tính khả tín hợp lý.
● Mê tín là tin một điều liên quan đến thần linh hay thế giới thần linh mà không cần lý luận, hay lý luận không vững chắc về sự khả tín của điều ấy.
Tuy nhiên, đức tin trong tôn giáo lại chia thành hai loại:
● Đức tin đích thật là đức tin được thể hiện ra thành cuộc sống, thành hành động phù hợp với điều mình tin. Người có đức tin đích thực thì sẵn sàng trả giá cao bằng những hy sinh thật sự cho niềm tin của mình.
● Đức tin giả hiệu được thánh Giacôbê gọi là «đức tin chết» hay «đức tin không có việc làm» (Gc 2:17.26). Nhiều người tuyên xưng đức tin một cách mạnh mẽ, xác quyết, khiến họ lầm tưởng đức tin của họ rất mạnh mẽ. Nhưng khi gặp thử thách, khi đức tin đòi hỏi họ phải hành động, phải dấn thân, lúc đó họ mới nhận ra đức tin của họ rất yếu, thậm chí dường như họ chẳng hề tin mà họ cứ tưởng đức tin của họ rất vững mạnh.
Đối với hai loại đức tin trên, nhiều thần học gia phân biệt hai loại đức tin: cheap faith & expensive faith (đức tin rẻ tiền & đức tin đắt giá). Đức tin mà Kinh thánh đòi hỏi để được cứu rỗi là thứ đích thật, thứ đắt giá chứ không phải thứ giả hiệu hay rẻ tiền.
Sưu tầm


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07/09/2024(Xem: 40)
Trong mọi việc, muốn thành công, phải phân biệt cái nào là mục đích, cái nào là phương tiện, cái nào là chính yếu, cái nào là phụ thuộc. Lầm phương tiện là mục đích, lầm cái phụ là cái chính, thường sẽ thất bại. Trong đời sống tâm linh, không phân biệt được điều chính yếu nhất để thực hành, mà cứ tập trung vào cái phụ, thì cũng thế.
05/09/2024(Xem: 167)
Những người điếc, ngọng, câm thể chất, họ chiếm một tỉ lệ thấp trong xã hội, nhưng tỉ lệ những người điếc, ngọng, câm về tinh thần và tâm linh trong xã hội và Giáo Hội có lẽ không nhỏ. Điếc, ngọng, câm về tinh thần và tâm linh nghĩa là gì? Đó là bệnh cá nhân hay xã hội? một xã hội hay giáo hội có thể bị điếc và ngọng không?
28/08/2024(Xem: 353)
Chúng ta thường đánh giá sự thánh thiện hay đạo đức của chính mình hay của người khác dựa vào những gì thấy được bên ngoài, như việc làm, thái độ, sự nghiêm trang, v.v... Nhưng Thiên Chúa đánh già theo cái TÂM YÊU THƯƠNG ở bên trong mỗi người. Đương nhiên, cái TÂM YÊU THƯƠNG đích thực sẽ tự nhiên thể hiện ra bên ngoài thành những hành động cụ thể.
26/08/2024(Xem: 277)
Biết bao người trên đời thắc mắc về số phận hay cuộc đời mình: liệu mình có tự do để định đoạt hay định hướng cuộc đời mình không? Hay số phận của mình đã được ai đó định sẵn rồi? Tại sao có thể có những lời tiên tri báo trước những chuyện xảy ra cho cuộc đời tôi, hay cho cả dân tộc tôi, hay cho cả thế giới? Như vậy thì con người có thật sự tự do không?
26/08/2024(Xem: 220)
Sống mà không biết tại sao mình sống! Sống mà không biết mình sẽ đi về đâu là điều làm cho con người chán chường, khổ đau và thất vọng nhất. Mọi người, bạn cũng như tôi, cần phải có một niềm tin vào một lý tưởng hay một lẽ sống nào đó để mà sống.
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC