Tôn giáo nào tốt nhất?

10/08/202411:13 SA(Xem: 2576)
Tôn giáo nào tốt nhất?

Tôn giáo nào tốt nhất?

aaaaahttps://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0M5hGzDVyYotWEtL5JxiDMnGQFstkXsdR17ApgvwWjRSsFmJYesU7wcyBRLZVLjC2l&id=628683950541157 

Đây là một mẫu đối thoại ngắn giữa nhà Thần học người Brazil, Leonardo Boff, và Đức Đạt Lai Lạt Ma.

aaa
Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về «Tôn giáo và tự do» có Đức Đạt Lai Lạt Ma và Leonardo Boff cùng tham dự. Lúc tạm nghỉ, ông Leonardo Boff hỏi ngài, vừa tinh nghịch vừa tò mò:
«Thưa ngài, tôn giáo nào tốt nhất? »
Ông Boff nghĩ ngài sẽ nói: «Phật giáo Tây tạng» hoặc «Các tôn giáo phương Đông, lâu đời hơn Ki-tô giáo nhiều». Đức Đạt Lai Lạt Ma trầm ngâm giây lát, mỉm cười và nhìn vào mắt ông Boff… Điều này làm ông Boff ngạc nhiên vì ông biết đây là một câu hỏi ranh mãnh.
Ngài trả lời:
«Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần Đấng tối cao nhất. Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn».
Để giấu sự bối rối trước 1 câu trả lời đầy khôn ngoan như thế, ông Boff hỏi: «Cái gì làm tôi tốt hơn?» Ngài trả lời:

«Tất cả cái gì làm anh
● Biết thương cảm hơn
● Biết theo lẽ phải hơn
● Biết từ bỏ hơn
● Dịu dàng hơn
● Nhân hậu hơn
● Có trách nhiệm hơn
● Có đạo đức hơn.

Tôn giáo nào biến anh thành người như vậy
là tôn giáo tốt nhất
».

Ông Boff lặng thinh giây lát, lòng đầy thán phục, ngay cả bây giờ, khi nghĩ đến những câu trả lời đầy khôn ngoan và khó phản bác của ngài.

«Anh bạn tôi ơi! Tôi không quan tâm đến tôn giáo của anh! Điều thật sự quan trọng đối với tôi là cách cư xử của anh đối với người đồng đẳng, gia đình, công việc, cộng đồng và đối với thế giới. Hãy nhớ rằng vũ trụ dội lại hành động và tư tưởng của chúng ta. Quy luật của hành động và phản ứng không chỉ dành riêng cho vật lý… Nó cũng được áp dụng cho tương quan con người:

Nếu tôi ở hiền, thì tôi gặp lành,
Nếu tôi gieo gió, thì tôi gặt bão
.

Những gì ông bà nói với chúng ta là sự thật thuần túy.
Chúng ta luôn nhận được những gì chúng ta mong muốn cho người khác. Hạnh phúc không phải là vấn đề số mệnh. Đó là vấn đề lựa chọn.»
Cuối cùng ngài nói:
«● Hãy suy tư cẩn thận vì Tư tưởng sẽ biến thành Lời nói,
● Hãy ăn nói cẩn thận vì Lời nói sẽ biến thành Hành động,
● Hãy hành xử cẩn thận vì Hành động sẽ biến thành Thói quen,
● Hãy chú trọng Thói quen vì chúng hình thành Nhân cách,
● Hãy chú trọng Nhân cách vì nó hình thành Số mệnh,
«Và Số mệnh của anh sẽ là Cuộc đời của anh
»
Và «Không có Tôn Giáo nào cao trọng hơn Sự thật.»

Sưu tầm

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2025(Xem: 279)
Trong cuộc đời, niềm tin của chúng ta nhiều khi cũng bị thử thách nặng nề như các tông đồ xưa. Chúng ta cũng bị nao núng tinh thần, bị chán nản thất vọng, thấy niềm tin của mình tưởng rằng vững chắc bỗng hóa thành như chuyện không tưởng. Nhưng quả thật đối với Thiên Chúa, nhiều chuyện không thể tin được lại là sự thật.
20/04/2025(Xem: 293)
Trước khi sống lại từ cõi chết, Đức Giêsu đã trải qua những đau khổ cùng cực của con người. Trong cuộc đời Ngài, Ngài cũng trải qua biết bao đau khổ của kiếp người. Chính vì thế, không ai có thể nói Thiên Chúa quá hạnh phúc đâu biết gì đến thân phận đau khổ của con người. Vì: Thiên Chúa đã nhập thể làm người, để chia sẻ một cách thực tế và tích cực những đau khổ của con người. Ngài đã biến đau khổ của con người thành giá trị, thành phương tiện cứu rỗi, thành điều kiện để được hạnh phúc.
20/04/2025(Xem: 299)
Thiên Chúa, qua Đức Giêsu, đã yêu thương ta bằng một tình yêu chân thật và đã hy sinh mạng sống vì ta. Ta đã đáp lại tình yêu của Ngài thế nào? Tình yêu chân thật phải xuất phát từ trong tâm, chứ không phải chỉ bằng những lời thật đẹp, nghe thật cảm động, xuất phát từ môi miệng. Dù ta bị câm, ta vẫn có thể tỏ tình với Ngài bằng tâm tình, bằng hành động, bằng hy sinh. Dù tai ta điếc, ta vẫn nghe được tiếng Ngài từ trong tâm.
17/04/2025(Xem: 540)
Thiên Chúa không để những người làm việc cho Ngài phải lâm tình trạng thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần, miễn là họ biết toàn tâm làm theo thánh ý Ngài, và lo cho những công việc của Ngài, đồng thời chấp nhận sống tinh thần thanh bần, một thứ thanh bần tự nguyện, không chủ trương phải thỏa mãn đầy đủ những nhu cầu giả tạo.
17/04/2025(Xem: 571)
Đức Giêsu đã chết và phục sinh là biểu tượng cho việc biến đổi từ «con người cũ» sang «con người mới». «Con người cũ» lấy những thực tại trần gian (danh, lợi, thú, địa vị, quyền lực, của cải…) làm mục đích. «Con người mới» lấy tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân làm động lực, lấy lợi ích của Thiên Chúa và tha nhân làm mục đích.
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC