70 năm Nhân quyền: Đức giáo hoàng Danh dự nghĩ gì về nó ?

10/12/201811:20 SA(Xem: 2170)
70 năm Nhân quyền: Đức giáo hoàng Danh dự nghĩ gì về nó ?

70 năm Nhân quyền: Đức giáo hoàng Danh dự nghĩ gì về nó ?

francis_benedict2015-678x380


Bùi Đức Thái dịch từ Vatican News/Bản tiếng Đức (26/11/2018)

 

Đúng 70 năm trước, vào ngày 10/12/1948 tại Paris, Liên Hiệp Quốc đã thông qua Bản Tuyên ngôn Các quyền con người. “Tất cả mọi người sinh ra được tự do và bình đẳng trong nhân phẩm và các quyền” là câu tuyên bố quan trong bản Tuyên ngôn. Rõ ràng không có vị giáo hoàng nào đề cập đến đề tài nhân quyền chi tiết như Đức Giáo hoàng danh dự Benedictoo XVI.
Stefan von Kempis – Vatikan

 

"Điều đầu tiên và cơ bản của tất cả các quyền con người là quyền được Chúa" - với câu này, Ratzinger-Benedictô đã từng nêu rõ chủ đề của nhân quyền liên quan chặt chẽ đến chủ đề tôn giáo như thế nào. Nếu không có quyền căn bản này đối với Thượng đế, "các quyền khác là không đủ" bởi vì chúng làm giảm thiểu con người thành "chỉ là nhu cầu". Tự do tôn giáo được coi là một trong những quyền con người quan trọng nhất bởi vì nó là về "mối quan hệ con người quan trọng nhất", với Thiên Chúa.

"Trong lịch sử các lệnh hợp pháp gần như hoàn toàn được dựng xuyên suốt trên tôn giáo: từ nhãn quan về thần thánh mà cái gì là hợp pháp giữa con người được xác định." Đức Giáo hoàng người Đức nói điều này trong bài diễn văn năm 2011 của ông tại Quốc hội của Đức. Cũng tại đây, một lần nữa, việc kết nối nhân quyền với lĩnh vực tôn giáo được nêu ra.

 

Tự nhiên và lý tính như là các cội nguồn của pháp luật

Không giống như các tôn giáo lớn khác, Kitô giáo chưa bao giờ trao cho nhà nước và xã hội quyền mặc khải, cũng không trao cho họ một hệ thống pháp lý mặc khải. Thay vào đó, Ki-tô giáo đề cập đến tự nhiên và lý tính là nguồn gốc thực sự của luật pháp… “Ngay từ đầu, Kitô giáo phù hợp với“ văn hóa pháp lý phương Tây ”được hình thành trước Chúa Kitô, thông qua sự hài hòa của tư tưởng Hy Lạp và luật La Mã.

Từ mối tương quan giữa luật pháp và triết học trước công nguyên này, con đường qua thời trung cổ tới sự phát triển luật pháp của thời Khai sáng cho tới thời Tuyên ngôn Nhân quyền … Đức Giáo hoàng Benedicto gọi là “một sự phát triển của pháp quyền và phát triển của nhân văn”. Ngài cho rằng điều đó và sự phát triển này hoàn toàn chưa chấm dứt. Ngay trong Thông điệp đầu tiên vào ngày Hòa bình thế giới ngài nói trong tư cách Giáo hoàng, những luật lệ chính xác phát sinh từ các quyền con người phải luôn được cập nhật.

 

“Con người không tự mình làm ra mình”
Ki-tô hữu không đòi hỏi quyền tôn giáo, nhưng họ thừa nhận “Lý tính và Tự nhiên trong tương quan với nhau là nguồn cội của pháp luật. “Quyết định này đã xảy ra ngay trong thư của Phao-lô gửi tín hữu Roma, khi ông nói:” Khi những người ngoại không có luật (Luật Tora của Do Thái), từ tự nhiên, làm những việc mà luật đòi hỏi, thì bản thân họ là … luật. Họ chỉ ra qua đó rằng, đòi hỏi của luật đã được viết vào con tim; Lương tâm của họ khắc ghi sự chứng nhận điều đó…” (Thư Roma 1,14f)”, Giáo hoàng Benedicto tìm thấy lại trong lời văn này hai khái niệm cơ bản “Tự nhiên và Lý tính”; Vì điều Phao-lô gọi là “Lương tâm” có nghĩa là “Lý tính”.

Chỉ với Tự nhiên là một vấn đề: đó không chỉ là Sinh thái học. “Cả con người cũng có Tự nhiên mà anh ta phải tôn trọng và không thể tùy tiện thao túng. Con người không phải là sự tự do tự tạo cho riêng mình. Con người không tự làm ra mình. Con người là tinh thần và ý chí, nhưng anh ta cũng là tự nhiên…” Và anh ta phải “nhận lấy” Tự nhiên này: Con người phải nhìn rõ anh ta là ai và – trước hết – biết rằng không tự mình làm ra mình”. “Chính như thế, và chỉ như thế sự tự do đích thực của con người mới hoàn chỉnh”.

 

Sự gặp gỡ của Jerusalem, Athen và Roma
Đàng sau bản chất này của con người, Đức Giáo hoàng Benedictô cũng soi chiếu quan niệm về “Lý tính sáng tạo”, của một “Tinh thần Sáng tạo”. Ở đây, tại khái niệm Tự nhiên đối với ngài là cửa ngõ vào siêu việt trong lĩnh vực các quyền con người.

“Từ xác quyết vào Đấng Sáng tạo mà ý tưởng về các quyền con người, ý tưởng về Bình đẳng của mọi người trước pháp luật, sự nhận biết về tính bất khả xâm phạm của nhân phẩm trong mỗi con người, và sự hiểu biết về trách nhiệm của con người đối với hành động của mình được phát triển ra”. Chính ở đây Đức giáo hoàng đã định vị “di sản văn hóa Châu Âu”, bao gồm đóng góp của Ki-tô giáo.

“Sự nhận biết này của Lý tính tạo thành ký ức văn hóa của chúng ta. Bỏ qua điều đó, hoặc chỉ coi như quá khứ đơn giản sẽ là sự cắt cụt nền văn hóa của chúng ta nói chung và sẽ cướp đi sự toàn vẹn của nó. Văn hóa châu Âu có nguồn gốc từ cuộc gặp gỡ của Jerusalem, Athens và Rome - từ cuộc gặp gỡ giữa niềm tin Thiên Chúa của Israel, lý tính triết học của người Hy Lạp và tư duy pháp lý của Rome. Cuộc gặp gỡ tay ba này tạo nên bản sắc bên trong của châu Âu.”

 

“Không phải chỉ đơn giản là một quyết định của hội nghị”

Cuộc gặp gỡ này cuối cùng đã đưa lại sự chuẩn bị tinh thần cho “Tuyên ngôn phổ quát về các quyền con người”, theo Đức Giáo hoàng Benedicto XVI. “Nó có trong nhận thức về trách nhiệm của con người trước mặt Thiên Chúa và trong sự thừa nhận nhân phẩm bất khả xâm phạm của con người, của mỗi con người, nó thiết lập các thước đo của pháp luật để bảo vệ chúng ta mà chúng ta đã từ bỏ trong giờ phút lịch sử của mình.”

Đức giáo hoàng Benedictô XVI. đã thừa nhận rõ ràng "Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người": những quyền này "không chỉ đơn giản là quyết định của cuộc họp", mà là "từ bản chất của chính con người" và phẩm giá do Thiên Chúa ban cho. Nếu chúng được coi là quyền chỉ là do LHQ cấp cho con người, thì "sẽ sớm rõ ra rằng, các tổ chức quốc tế không có thẩm quyền cần thiết để đóng vai trò là người bảo vệ các quyền cơ bản của con người và của các dân tộc".

 

Sông Hằng và Hy Mã Lạp Sơn
Việc các quyền của con người cũng có mặt sau, bao gồm các nghĩa vụ của con người là "hiển nhiên" đối với Giáo hoàng danh dự. Ngài đã từng trích dẫn một câu của Mahatma Gandhi: "Sông Hằng của các quyền chảy xuống từ dãy Hy Mã Lạp Sơn."

 

(vatican news)

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC