Tín Hữu Ki-tô Ở Trung-quốc Gặp Nguy Khó

24/05/201811:16 SA(Xem: 2559)
Tín Hữu Ki-tô Ở Trung-quốc Gặp Nguy Khó

Tín Hữu Ki-tô Ở Trung-quốc Gặp Nguy Khó

Stefanie Ball – Thông Tấn Xã Công Giáo KNA


Trong tỉnh Henan các thánh giá bị gỡ khỏi mái nhà nguyện hoặc ngay cả nhà thờ cũng
bị đóng cửa; Các Nhà Trẻ do tôn giáo điều hành hết được tiếp tục hoạt động và các trẻ em
cũng không còn được phép tới nhà thờ nữa; chính quyền địa phương ra thông tư cảnh giác các
tín hữu ki-tô phải quan tâm tuân thủ các luật tôn giáo mới. Gió ở Trung-quốc đã đổi chiều, và
trong nhiều nơi nó quật thẳng vào mặt các tín hữu. Ngay cả những nhà quan sát lạc quan cũng
hoài nghi về tương lai của tự do tôn giáo tại quốc gia cộng sản này. Một người nắm vững tình
hình cho chúng tôi hay: „Tình hình xem ra khá tồi tệ. Người ta sẽ kiểm soát gắt gao hơn ở
nhiều nơi, kể cả ở Peking“. Người này không muốn bạch hoá tên của mình.

Nghe nói, các cộng đoàn không chính thức nhiều nơi đã ngưng một số sinh hoạt của họ.
Ở Trung-quốc, bên cạnh những giáo hội quốc doanh, có những tổ chức mang tên giáo hội tại
gia hay giáo hội hầm trú đứng ngoài sự lèo lái của nhà nước, nói đúng ra là những giáo hội bất
hợp pháp. Nhiều nơi có sự hiện diện song song của hai giáo hội chính thức và bất chính thức,
họ sinh hoạt hài hoà bên nhau. Bao lâu cây thánh giá trên nóc các giáo đường không gây ngứa
mắt, bấy lâu chính quyền địa phương vẫn nhắm mắt làm ngơ. Giờ thì chuyện này không còn
nữa. Từ khi Tập Cận Bình nắm quyền ở Peking, khoảng không gian tự do cho xã hội dân sự
bị thu hẹp dần; điều này đúng cho các tổ chức ngoài chính phủ của người ngoại quốc cũng
như cho những chiến sĩ nhân quyền, cho các dân tộc thiểu số và dĩ nhiên cho các cộng đoàn
tôn giáo.

Từ lo âu tới nguy hiểm

Một nhà thông thạo tin tức trung-quốc khác cho hay, họ đã nói chuyện với một linh mục
thuộc giáo hội quốc doanh: „Quả là rất bi quan.“ Theo người này, chính quyền tỉnh Zhejiang
đã cho kiểm kê các giáo hội tin lành tại gia, một dấu hiệu không sáng sửa tí nào cả. Một phụ
nữ ở thủ đô cũng cho ông hay, khi điền một số mẫu đơn, người ta bắt mình khai tôn giáo, và
theo bà, đây là điều làm cho bà cảm thấy bị đe doạ và nguy hiểm. Cũng theo nhà thạo tin,
người ta phải thật dè dặt trong lời nói. Một linh mục thuộc giáo hội chính thức, khi được một
nhà báo người italia phỏng vấn, đã nói lên quan điểm ngờ vực của mình trước khả năng bắt
tay giữa Vatican và chính quyền trung-quốc. Đám mật vụ bực mình và đã triệu ông lên bắt
làm kiểm điểm.

Cho tới nay, nhiều sinh hoạt diễn ra trong các nhà thờ được coi là thuộc vào vùng tranh
tối tranh sáng. Có các luật tôn giáo đấy, nhưng chúng không được các chính quyền địa
phương triệt để áp dụng. Nay tình trạng đó sẽ chấm dứt. Tháng Hai vừa rồi, luật xét lại về tôn
giáo „Các chỉ thị về việc tôn giáo“ đi vào hiệu lực. Các vùng tranh tối tranh sáng kia đã bị
khép lại, như phân tích của „Trung Tâm Nghiên Cứu Trung-quốc Tại Sankt Augustin“ cho
biết. Theo đó, các sinh hoạt tôn giáo thuộc diện „hầm trú“ từ nay bị xếp vào loại bất hợp pháp
và bị trừng phạt, không như trước đây nữa.

Dự luật nhắm tới những tín hữu người ngoại quốc

Người thạo tin cũng cho hay: „Trên lí thuyết thì mọi chuyện vẫn là điều chỉ có trên sách
vở, nhưng giờ đây xem ra người ta quyết tâm sẽ áp dụng mạnh mẽ hơn.“ Ông nhấn mạnh: tuy
nhiên việc thực thi các chỉ thị mới sẽ tuỳ thuộc nhiều vào chính quyền địa phương. Ông cũng
cho biết, việc đóng cửa các nhà thờ ở Henan thường là do những cán bộ địa phương, những
người xưa nay vẫn coi các giáo hội là những cái gai trước mắt và giờ đây được thể ra tay hành
động.

Cách đây mấy ngày người ta đồn nhau về một dự luật mới của chính quyền nhắm tới
các tín hữu ngoại quốc. Trong các thành phố lớn như Peking và Shanghai vẫn có đều đặn
những thánh lễ bằng tiếng Đức, Anh, Pháp, thường được cử hành trong các nhà thờ, tại gia -
hoặc ngay trong toà đại sứ đối với các cộng đoàn công giáo và tin lành đức ở Peking. Theo dự
luật mới, các cộng đoàn này sẽ bị kiểm soát nghiêm nhặt hơn trong tương lai, nhất là khi nơi
đâu có trên 50 người tham dự. Những thánh lễ này rồi ra cũng phải được cử hành trong các
nhà thờ, và chính quyền gia hạn cho một năm để „chuyển tiếp“ sinh hoạt. Một người thông
thạo tin ở thủ đô cho hay: „Không phải dự luật đó sẽ chỉ hạn chế các sinh hoạt tôn giao của
người ngoại quốc mà thôi đâu.“

Phạm H-Lam dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC