Năm nan đề nghiêm trọng trong Chương 8 của Tông Huấn Amoris Laetitia (AL) Phần 1/5

06/12/20171:43 SA(Xem: 3416)
Năm nan đề nghiêm trọng trong Chương 8 của Tông Huấn Amoris Laetitia (AL) Phần 1/5

Năm nan đề nghiêm trọng trong Chương 8 của Tông Huấn Amoris Laetitia (AL)  


Phần 1/5 

3BxDwdQSoJPVBBYs_9EF9kEhEPvQrHif7LjRU2nIb-DijORE_S5yJEgZD-kPFXnotEv39DyYLJg4cHZaQBxz_NWjCYS3TEQod6H9ctJ4erZubrWsEPyTxI5-gFHn6KsZ3mFWpdri



Dr. E. Christian Brugger is the J. Francis Cardinal Stafford Professor of Moral Theology at St. John Vianney Theological Seminary in Denver and Senior Fellow of Ethics at the Culture of Life Foundation in Washington, D.C.


Phạm Hương Sơn diễn dịch


Phần gây tranh cãi nhiều nhất trong Tông Huấn AL của GH Phanxicô chứa đầy những tranh luận khó giải quyết và thuyết thần học luân lý đáng nghi ngờ - và cống hiến cho các giám mục Đức tất cả những gì họ muốn.


Đối với những người Công Giáo đang cảm thấy mệt mỏi vì phải chịu đựng sự lạm dụng đè lên gia đình Kitô hữu trong thời gần đây dưới bàn tay của chủ nghĩa thế tục quân phiệt, thì Tông Huấn Amoris Laetitia (AL) của giáo hoàng Francis có rất nhiều điều đáng khích lệ: ví dụ như khẳng định thẳng thắn của nó về điều "không một hành vi giao hợp vợ chồng nào có thể khước từ ý nghĩa này" tức chân lý "sự kết hợp này “tự chính bản tính của nó” được qui hướng về sinh sản.[84]" (AL, 80, cf 222); sự phủ nhận nhiệt tình của Tông Huấn về việc giết chết những trẻ chưa sinh (số 83); việc khẳng định chắc chắn rằng mỗi đứa trẻ đều có một "quyền tự nhiên" để có một người mẹ và một người cha (số 172), và luận điểm cần thiết - dài nhất trong bất kỳ văn kiện giáo hoàng nào trong 50 năm qua- về tầm quan trọng của những người cha đối với con cái (số 175).


Tuy nhiên, mặc dù văn bản nói lên nhiều điều chân thiện mỹ về "tình yêu gia đình", chương 8 ("Đồng hành, biện phân và hội nhập hoàn cảnh yếu đuối") cho phép - và dường như có chủ ý - mở ra những diễn giải tạo nên  những nan đề nghiêm trọng cho đức tin Công giáo và việc hành đạo.


Tôi tập trung ở đây vào năm nan đề như thế:


1) Phương cách AL trình bày vai trò giảm nhẹ tội phạm nên được thực hành trong chăm sóc mục vụ


2) Ý tưởng không nhất quán của AL về việc "không xét đoán" những người khác


3) Cách miêu tả của AL về vai trò của lương tâm trong việc tha thứ cho những người nằm trong những tình huống tội lỗi khách quan


4) Việc giải trình về những luân lý tuyệt đối làm "các quy tắc" như là những đòi hỏi của một "lý tưởng" hơn là những nghĩa vụ đạo đức ràng buộc đối với mọi người trong mọi tình huống.


5) Mâu thuẫn của nó với giáo huấn của Công đồng Tridentinô


1. Luận giải của AL đối với các yếu tố chủ quan hạn chế trách nhiệm


Thần học luân lý Công giáo đã nói về tầm quan trọng của các mục tử nhạy cảm về các yếu tố hạn chế tội lỗi chủ quan của hối nhân để giúp hối nhân đánh giá tội lỗi thực sự của họ trong hồi tưởng quá khứ, tức là để giúp họ nhìn vào những gì họ đã làm nhằm hỗ trợ họ đánh giá đúng về tội lỗi của họ, để họ có thể hối cải và được tha thứ và để đối phó với những yếu tố đó và bắt đầu tự do lựa chọn để làm điều phải.


Chương 8 giới thiệu một sự thay đổi đáng kể trong vai trò giảm nhẹ các yếu tố trong thực hành chăm sóc mục vụ. Các mục tử được hướng dẫn để đánh giá sai phạm chủ quan như là một cách để "biện phân" những thể loại dự phần vào giáo hội, bao gồm cả sự lãnh nhận các bí tích, là thích hợp cho những người tiến bước sau khi xưng tội. Nó tập trung vào việc đánh giá tội lỗi đã được giảm nhẹ để chỉ đạo các hành động tương lai, giữ nguyên trạng các yếu tố làm giảm nhẹ tội lỗi, như thế mọi người có thể tiếp tục phạm tội mà không bao giờ trở nên có trách nhiệm đủ dù phạm tội trọng.


Ví dụ 1:


300. Nếu chúng ta xét đến những tình huống cụ thể khác nhau như những gì tôi đã đề cập, điều dễ hiểu là cả Thượng Hội Đồng cũng như Tông Huấn này đều không được kỳ vọng sẽ đưa ra một bộ quy tắc chung, có tính kinh điển và áp dụng cho mọi trường hợp. Điều có thể đạt được chỉ đơn giản là một động lực mới để thực hiện việc biện phân các trường hợp cụ thể cá nhân và mục vụ, ai nấy  sẽ nhận ra rằng, vì "mức độ trách nhiệm không đồng bộ trong mọi trường hợp", thì hậu quả hay hiệu ứng của một quy tắc không nhất thiết luôn luôn là như nhau. [note 336] 1"


Thuật ngữ "biện phân mục vụ" được sử dụng trong suốt chương 8, nhưng ý nghĩa của nó không nhất quán. Ở đây nó đề cập đến "sự biện phân cá nhân" của những người đã ly hôn và tái hôn ngoài đời. Họ được khuyến khích để đánh giá sự sai phạm chủ quan của họ để xác định những loại hình dự phần vào giáo hội nào là thích hợp cho họ. Văn bản nói rằng vì "mức độ trách nhiệm không bình đẳng trong mọi trường hợp", hậu quả của "quy tắc" - hậu quả của việc vi phạm luật - có thể được áp dụng khác nhau trong các trường hợp khác nhau. "Quy tắc" là ngôn từ chọn lựa của AL đối với các đòi hỏi khách quan của Phúc Âm cho hôn nhân. "Hậu quả" nói đến đến những dính líu về luân lý và giáo hội do vi phạm tiêu chuẩn đối với việc ngoại tình, cụ thể là người đó phạm tội trọng và không nên Rước Lễ.


Văn bản sẽ được nhiều vợ chồng "tái kết hôn" đọc và hiểu là họ có thể "biện phân" rằng, vì sự phức tạp của "những tình huống cụ thể" (ví dụ: thật sai trái khi bỏ rơi con cái và / hay "vợ / chồng" và thật căng thẳng khi phải sống như anh em, vân vân ...), bản thân họ thiếu "mức độ trách nhiệm" như thế để phải chịu hậu quả là họ phạm tội trọng và không được rước lễ.


(xin mời đọc tiếp phần 2 trong những ngày tới)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC