Phải chăng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc là của một con cọp giấy?

05/12/201711:27 CH(Xem: 2566)
Phải chăng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc là của một con cọp giấy?

Phải chăng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc là của một con cọp giấy?

 

P9_2nZBoFJZX3Xk-t60kB0E2V3HYetZkOwBxHjNIoM4tqpyi7rgIsscSEzP6Y9-bNdPQbj7URK52f9rDnzuuwzPd5-Hrirew9AwkSw9J4Fb7XaQ-hKR_4RK1AwdM7j-wzUv1IvRI

 

Trong hầu hết bốn mươi năm qua Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chắc chắn đã có sự ​​tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội nhanh hơn so với Hoa Kỳ. Vấn đề đặt ra là giá trị của sự tăng trưởng đó.

 

Dưới thời tổng thống Obama có một số người phàn nàn về sự suy giảm của Hoa Kỳ trước sự phát triển của Trung Quốc thì nay, dưới thời tổng thống Trump, những người mới thay thế cũng phàn nàn về cùng một điều như vậy. Những tranh luận về chính sách trong hai chính quyền này đương nhiên là quan trọng, nhưng cần phải làm sáng tỏ các sự kiện cơ bản. Điều quan trọng nhất trong số những sự kiện này là, xét về tổng số các nguồn lực kinh tế, Trung Quốc không thuộc vào đẳng cấp Mỹ và thậm chí không thể bắt kịp.

 

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được thổi phồng, hoặc tệ hơn

 

Nêu lên điều này có vẻ kỳ quái khi qua nhiều thập kỷ Trung Quốc đã thường có những báo cáo về sự tăng trưởng nhanh chóng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Thứ nhất, cần phải đặt câu hỏi nếu và khi nào Bắc Kinh mới thừa nhận nền kinh tế của họ đang gặp trở ngại. Ví dụ như, Trung Quốc báo cáo mức tăng trưởng GDP là 7,9% trong quý II của năm 2009 nhưng vẫn tiếp tục chương trình cho vay lớn nhất thế giới, và sau đó phần lớn đã trở thành các món nợ mặc dù có sự tăng trưởng mà họ cho là nhanh chóng. Đúng là dường như nền kinh tế đã không được khá như Đảng Cộng sản nhà nước đã tuyên bố.

Tuy nhiên, có thể nói nước Cộng hòa Nhân dân này gần như chắc chắn có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh hơn Hoa Kỳ trong hầu hết bốn mươi năm qua. Câu hỏi đặt ra là giá trị của nó như thế nào. Theo báo cáo của Bắc Kinh, thu nhập của người Trung Quốc chỉ có dưới một nửa GDP bình quân đầu người. Thu nhập là số tiền mà thực tế có thể được dùng để chi tiêu, trong khi GDP bình quân đầu người là một phương thức kế toán, chẳng liên quan gì nhiều đến sinh hoạt thực tế.

 

Một điểm ít liên quan hơn nữa là GDP được điều chỉnh bằng sức mua tương đương (PPP). PPP là sự tính toán một mức giá cho tất cả sản phẩm của Trung Quốc và so sánh nó với mức giá của tất cả các sản phẩm của Mỹ, điều này tự nó hơi vô lý. Nó phụ thuộc vào "luật của một giá" –  Việc mua nhanh bán gấp tìm lợi nhuận do chênh lệch giá cả trên các thị trường mở rộng khiến giá cả của cùng một sản phẩm phải được cân bằng. Việc mua bán này thường thất bại do các rào cản thị trường của Trung Quốc. Một điều nữa là, PPP dùng để chỉ sức mua của người tiêu dùng, trong khi mức tiêu dùng thì dưới 50 phần trăm GDP của Trung Quốc. GDP được điều chỉnh theo sức mua là một thước đo không mấy chính xác được áp dụng cho một số nước, kể cả Trung Quốc.

 

Tài sản tư nhân ròng

Sử dụng đơn giản GDP thì tốt hơn, nhưng GDP không những không phải là một thước đo độc nhất mà cũng không thể là quan trọng nhất. Các nguồn lực sẵn có để các quốc gia sử dụng nhằm theo đuổi các lợi ích của mình nằm trong tài sản quốc gia ròng, một lần nữa, đây là một hình thức tiền tệ dùng để chi tiêu thay vì là một kết quả của phép kế toán. Nếu được khái niệm hóa và đo lường một cách chính xác, GDP hàng năm cần phải nắm bắt tất cả các thu nhập theo thời gian đối với tổng lượng tài sản. Vì thế việc GDP của Trung Quốc hóa ra không liên quan chặt chẽ với sự giàu có chẳng có gì đáng ngạc nhiên.

 

Công ty tài chính Credit Suisse thu soạn các số liệu tài sản tư nhân ròng thuộc hầu hết các nền kinh tế quốc gia từ năm 2000. Những dữ liệu này không chính xác ở chỗ là sau đó chúng có thể được điều chỉnh lại, vì vậy các con số mới nhất chỉ nên được coi là dự kiến mà thôi.  Đối lại, có hai đặc điểm khiến trấn an người ta: (i) bất kỳ một thiên kiến nào cũng không sánh nổi với thiên kiến của chính quyền Trung Quốc và (ii) đúng là các kết quả có phản ánh sự phát triển của Trung Quốc tính đến năm 2012.

 

Từ năm 2000-2012, tài sản tư nhân ròng của Trung Quốc đã tăng từ 4,66 ngàn tỷ đô-la (ít hơn mức của Ấn Độ hiện tại) lên 21,7 ngàn tỷ đô-la,  mức tăng trưởng hàng năm lên gần 14 phần trăm . Tài sản tư nhân ròng của Mỹ trong cùng thời kỳ tăng từ 42,3 ngàn tỷ đô-la lên 67,5 ngàn tỷ đô-la. Mặc dù lợi thế tuyệt đối của Hoa Kỳ có phát triển, nhưng chỉ đạt được 8 ngàn tỷ đô la bởi vì mức tăng trưởng hàng năm của Hoa Kỳ chỉ có 4%. Rõ làTrung Quốc đã vượt trội một cách dễ dàng.

Nhưng sau đó, tình hình đã thay đổi đột ngột. Từ cuối năm 2012 đến giữa năm 2017, tài sản tư nhân ròng của Trung Quốc đã lên thêm 7,3 ngàn tỷ USD, mực tăng trưởng hàng năm chưa bao giờ đạt đến mức 9 phần trăm. Tài sản tư nhân ròng của Mỹ đã tăng thêm 26 ngàn tỷ đô-la. Địa bàn của Mỹ lớn hơn nhiều và mức tăng trưởng ở Mỹ cũng nhanh hơn một chút. Kết quả là tính đến giữa năm 2017 tài sản tư nhân ròng của Trung Quốc là 29 ngàn tỷ đô la và tài sản tư nhân ròng của Mỹ là hơn 93 nghìn tỷ đô la. Cục Dự trữ Liên bang đã công nhận số liệu do công ty Credit Suisse đưa ra, nâng con số tài sản ròng của các hộ gia đình Mỹ lên 96 ngàn tỷ.

 

GDP không phải là một thước đo hoàn hảo về hiệu quả kinh tế, tài sản tư nhân cũng không phải vậy. Cả hai đều không cung cấp thông tin gì về những quan tâm ngày càng tăng về sự bất bình đẳng. Nhưng sự giàu có lại tái định hình các cuộc đàm thảo giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Lập luận cho rằng Trung Quốc sắp sửa làm lu mờ Hoa Kỳ không thể đứng vững được khi mức tài sản tư nhân ròng của Trung Quốc kém của Mỹ 64 ngàn tỷ đô-la. Cũng khó để chấp nhận lập luận cho rằng Trung Quốc vượt trội Hoa Kỳ khi trong bốn năm rưỡi qua, khoảng cách tài sản tư nhân lên đến 18 ngàn tỷ đô-la, mà 12 năm trước đó mức này chỉ bằng một nửa. Về khía cạnh tài sản cá nhân, nếu nhìn qua gương chiếu hậu của Mỹ thì Trung Quốc hầu như đã mất dạng.

Khu vực công

 

Tất nhiên là công ty tài chính Credit Suisse có thể có sai lầm về Trung Quốc. Và cần phải đặt thêm hai câu hỏi nữa. Thứ nhất là, phải chăng ưu thế của Hoa Kỳ từ năm 2012 phản ánh việc bong bóng chứng khoán và bong bóng bất động sản của Mỹ lớn hơn bong bóng bất động sản của Trung Quốc, và vì thế khoảng cách này sẽ được thu hẹp khi tất cả các bong bóng bị bể. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng sẽ không gây quan ngại nhiều. Ví dụ, nếu có sự sụt giảm tài sản tư nhân  tới mức độ như trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu thì Mỹ sẽ vẫn dẫn trước 56 ngàn tỷ USD , một khoảng cách tương tự như năm 2014.

 

Cần biết rằng giới hạn cơ bản của tài sản tư nhân ròng nằm ở chỗ "tư nhân". Chính tổng tài sản quốc gia mới hỗ trợ thực hiện các lợi ích quốc gia – có nghĩa là phải kể đến khu vực công. Đây không phải là một việc dễ làm. Nhà nước Trung Quốc đã ngăn chặn thông tin về các vấn đề nợ trong hệ thống ngân hàng khổng lồ của họ. Các ước tính trị giá tài sản thuộc khu vực công của chính phủ Hoa Kỳ thì cũng đáng nghi ngờ. Tuy nhiên, món nợ liên bang của Mỹ và tổng tài sản của Trung Quốc đều rất lớn, khiến khoảng cách giàu nghèo được thu hẹp.

Trong một vài năm Trung Quốc có đưa ra những dữ liệu chính thức về tài sản quốc doanh tương đối phù hợp với nội bộ. Các dữ liệu này cho thấy tổng tài sản giữa năm 2017 là 145 nghìn tỷ nhân dân tệ (yuan) và nợ phải trả là trên 95 ngàn tỷ yuan, trong khi tài sản công ty quốc doanh ròng  theo tỷ giá hối đoái chính thức là 7.4 ngàn tỷ đô-la. Tuy nhiên, có những động cơ mạnh mẽ khiến các công ty nhà nước thổi phồng tài sản và nhận thấp số nợ.  Trị giá tài sản doanh nghiệp này nên được coi là con số tối đa có thể có.

 

Các khoản nợ công khác bao gồm số nợ của chính quyền trung ương và địa phương. Số nợ này nhỏ hơn nhiều so với số nợ của các công ty quốc doanh – con số chính thức là 4,1 ngàn tỷ vào cuối năm 2016. Số liệu khá ổn định này do Bắc Kinh đưa ra đã trở nên khả nghi trong khi con số tương đương từ ngân hàng chuyển nhượng quốc tế (Bank of International Settlement) (BIS)   vào cuối tháng 3 năm 2017 thì cao hơn 1,1 ngàn tỷ đô la,một mức tăng khiến ta có thể xem $ 5.3 ngàn tỷ đô-la như  là một ước tính cho giữa năm 2017.

 

Tài sản lớn nhất của một nước ngoài các cổ phần của công ty là đất đai. Nói chung, khó có thể   định giá cho một lượng lớn đất đai vì doanh số bán hàng sẽ làm cho giá giảm. Điều này càng khó hơn ở Trung Quốc do vai trò bóp méo của chính quyền. Dữ liệu theo thời gian về doanh thu từ việc bán đất chỉ ra rằng vào cuối năm 2016 tài sản đất đai nhà nước trị giá chẵn chòi 3.700 ngàn tỷ đô-la. Có thể vào giữa năm 2017 con số này có thể tăng lên một chút, mặc dù doanh số bán hàng không ổn định.

 

Trị giá đất đai này có thể quá thấp, cũng như các món nợ của công ty có lẽ là quá thấp. Nhưng những sai sót này đang chạy ngược chiều nhau, cho ra một ước tính sơ bộ về tài sản của khu vực công cộng   là bằng với số tài sản cá nhân ròng cộng thêm 6 ngàn tỷ đô la. Như vậy, tính ra tài sản quốc gia Trung Quốc vào giữa năm 2017 là khoảng 35 ngàn tỷ đô la, có lẽ cao hơn một chút.

 

Về phía Mỹ, vấn đề chính là món nợ liên bang, 19.8 ngàn tỷ đô la vào giữa năm 2017. Thêm vào đó là gần 3 ngàn tỷ đô la tiền nợ của tiểu bang và địa phương . Rất đơn giản. Vấn đề nằm ở nơi tài sản, có nghĩa là bất động sản.

 

Chính phủ liên bang sở hữu trên 27 phần trăm diện tích đất đai của Hoa Kỳ trong khi các chính quyền tiểu bang và địa phương thì trên 33 phần trăm. Ước tính giá trị của vùng đất này bắt đầu từ dưới  3 ngàn tỷ đô la cho cả liên bang và địa phương,  cho tới trên 125 nghìn tỷ đô la chỉ cho liên bang (sử dụng những giả định không rõ ràng về hàng hóa). Cục dự trữ liên bang Mỹ cho biết trị giá tài sản phi tài chính của chính phủ Mỹ là 14 ngàn tỷ đô la vào giữa năm 2017, 10 ngàn tỉ đô la cho các tòa nhà chính phủ tiểu bang và địa phương, do đó, tài sản ròng của Mỹ vượt quá 88 ngàn tỷ đô la.. Nhưng bán những tòa nhà này đi sẽ làm giảm giá, dẫn đến một định giá thấp hơn hiện tại nhiều.

 

Một cách tính toán gián tiếp dựa trên dữ liệu tổng quát hơn về bất động sản của Cục Dự trữ Liên bang sẽ cho ra trị giá tài sản kết hợp của chính phủ  vào giữa năm 2017 là 9,1 ngàn tỷ đô la. Điều này khiến khu vực công ở Hoa Kỳ đi vào vị thế âm 13,6 ngàn tỷ đô la và tài sản quốc gia ròng của Mỹ thành dưới 80 ngàn tỷ đô la. Khoảng cách giàu nghèo sẽ thu hẹp khi khu vực công được sáp nhập, nhưng vẫn còn rất lớn.

 

Các lựa chọn của Mỹ

 

Nói đúng ra thì các ước tính giá trị đất đai không chính xác. Giá cả tài sản đi đôi với sự thay đổi nhanh chóng của vị trí giàu nghèo. Số liệu về tài sản cá nhân của Credit Suisse đã và đang được điều chỉnh lại. Nhưng Credit Suisse, Kho bạc Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang, BIS (bank for internation settlements – ngân hàng cho các chuyển nhượng quốc tế), và ngay cả chính quyền Trung Quốc (nói về các công ty nhà nước và bán đất) thường xuyên cung cấp các dữ liệu mạch lạc.

Hoa Kỳ dẫn trước Trung Quốc gần 45 ngàn tỷ đô la về tài sản quốc gia ròng. Hơn nữa, hiện tại khoảng cách này không bị thu hẹp. Riêng về tài sản tư nhân thì khoảng cách chênh lệch đã không giảm đi theo như các dữ liệu nợ nần từ BIS, hoặc là theo phương pháp tính toán trên dựa vào những báo cáo của Trung Quốc. Theo như vậy, sự tăng tốc  GDP  của Trung Quốc không có ý nghĩa gì, ít nhất là bắt đầu từ thập kỷ này.

 

Nếu Mỹ chọn không cạnh tranh với Trung Quốc ở vùng Đông Á hoặc không lãnh đạo thế giới, thì có hay không có lợi thế về tài sản không quan trọng gì. Nhưng nếu vào một thời điểm nào đó Mỹ lựa chọn cạnh tranh ở nơi nào đó, lợi thế về tài nguyên phần lớn sẽ thuộc về Mỹ, và nó sẽ như vậy mãi mãi trong tương lai.

 

Derek M. Scissors là một học giả thường trú tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, nơi ông tập trung viết về các nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ và về các mối quan hệ kinh tế Mỹ với Châu Á. Ông đồng thời giữ chức vụ kinh tế gia chính của China Beige Book (nguồn cung cấp và phân tích dữ liệu về kinh tế Trung Quốc).

 

Phạm Thiên Phước diễn dịch


























Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC