Thế kỷ đẫm máu của chủ nghĩa cộng sản

07/11/201712:15 SA(Xem: 3140)
Thế kỷ đẫm máu của chủ nghĩa cộng sản

Thế kỷ đẫm máu của chủ nghĩa cộng sản


(Kính mời quý đọc giả cũng theo dõi phần trình bày của học giả Nguyễn Xuân Nghĩa về chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam trong phần phụ lục)

Trong 100 năm qua kể từ cuộc đảo chánh của Lenin ở Nga, ý thức hệ nhắm vào việc xoá bỏ kinh tế thị trường và  tài sản tư hữu đã để lại một dấu tích huỷ diệt và sát nhân trường kỳ.

usa78Cg2-TaHnFWhkSVaXoJDY2NC8g7fGcICF-ZkjihvoEx8xIFlqHw-vsL85FwFdTIYPxV6UJObuQWiaqaYlAafPuwRMlmzEyDXqMmzcEFRrVE8duXkrMsBeUa00kN6R0Kg3631


Cách đây một thế kỷ vào tuần này, chủ nghĩa cộng sản đã chiếm lĩnh được đế chế Nga, một quốc gia lớn nhất thế giới vào thời đó. Các phong trào cánh tả với các hình thái khác nhau đã trở nên phổ biến trong nền chính trị Âu châu từ lâu trước cuộc cách mạng ngày 25 tháng 10 năm 1917 (sau trở thành ngày 7 tháng 11 trong lịch cải cách của Nga), nhưng Vladimir Lenin và các đồng chí Bolshevik của ông ta lại rất khác biệt.  Họ không chỉ đơn thuần cuồng tín trong niềm tin của mình mà còn linh hoạt trong chiến thuật  - và may mắn trước đối thủ của họ.


Chủ nghĩa cộng sản đã bước vào lịch sử như là một sự lên án triệt để nhưng lại lý tưởng đối với chủ nghĩa tư bản, hứa hẹn một thế giới tốt đẹp hơn. Những người ủng hộ chủ nghĩa này, cũng như những người khác thuộc phe tả, đổ lỗi cho chủ nghĩa tư bản về những điều kiện khốn khổ đã gây tác hại lên nông dân và công nhân cũng như tình trạng bất bình đẳng và tệ nạn lao động trẻ em. Chủ nghĩa Cộng sản đã chứng kiến ​​cuộc tàn sát của thế chiến thứ nhất như là kết quả trực tiếp của cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các cường quốc quyền lực nhằm thâu tóm các thị trường nước ngoài.


Nhưng một thế kỷ do chủ nghĩa cộng sản nắm quyền lực - với sự kháng cự hiện còn ở Cuba, Bắc Triều Tiên và Trung Cộng - đã làm rõ cái giá nhân loại phải trả cho một chương trình chính trị nhằm mục đích lật đổ chủ nghĩa tư bản. Hết đợt này qua đợt khác, nỗ lực loại bỏ thị trường và tài sản cá nhân đã dẫn đến hàng loạt chết chóc với một số lượng khủng khiếp. Từ năm 1917, tại Liên bang Xô viết, Trung Cộng, Mông Cổ, Đông Âu, Đông Dương, Phi Châu, Afghanistan và các vùng của Mỹ Châu Latinh- chủ nghĩa Cộng sản đã  lấy đi ít nhất 65 triệu mạng sống, theo nghiên cứu tỉ mỉ của các nhà nhân chủng học.

xQnD5kRD8VTm4zD23gOO2Uz5V-cIbLMSZQpH6NCG_YOBxUROxBqPMZVk2i6suCo1uGmN7App1teCDfZQHh8aXeDpWP7kj-n6B5-8S046_P26wy14QdbQaoiPzGxgYmmBqJYdMCaD

Các công cụ hủy diệt của Cộng sản bao gồm các cuộc trục xuất hàng loạt, các trại cưỡng bức lao động và khủng bố của công an nhà nước - một mô hình được Lenin thiết lập, và đặc biệt là bởi người kế nhiệm Joseph Stalin. Nó đã được bắt chước rộng rãi. Mặc dù chủ nghĩa cộng sản đã giết chết rất nhiều người một cách cố ý, song một số lượng  thậm chí lớn hơn nữa các nạn nhân của họ đã chết vì nạn đói do các dự án tàn bạo về cải tạo xã hội.

Đối với những tội ác kinh hoàng này, Lenin và Stalin chịu trách nhiệm cá nhân, cũng như Mao Trạch Đông ở Trung Cộng, Pol Pot ở Campuchia, triều đại Kim ở Bắc Triều Tiên và bất kỳ một chế độ độc tài cộng sản nào khác. Nhưng chúng ta không được đánh mất nhãn quan về những tư tưởng đã thúc đẩy những kẻ xấu xa này giết chết hàng triệu con người trên quy mô như thế, hoặc qua bối cảnh dân tộc chủ nghĩa trong đó họ chấp nhận những tư tưởng như thế. Chủ nghĩa phản tư bản tự nó đã trở nên hấp dẫn đối với họ, nhưng nó cũng là công cụ, trong tâm trí họ, cho các quốc gia lạc hậu tạo những bước nhảy vọt vào hàng ngũ các cường quốc.


Cuộc cách mạng cộng sản hiện nay có thể đã trôi qua, nhưng biến cố trăm năm của nó, như là nguyên nhân chống tư bản chủ nghĩa, vẫn đòi hỏi một sự lượng gía đúng mức.


Tháng 2 năm 1917, Sa hoàng Nicholas II từ bỏ ngôi vua do áp lực từ các tướng lãnh của ông, những người lo ngại những cuộc biểu tình tuần hành và đình công ở thủ đô St Petersburg đã làm suy yếu nỗ lực chiến tranh chống lại Đức và các đồng minh. Cuộc Cách mạng Tháng Hai, đã tạo ra một chính phủ lâm thời không được bầu cử, đã chọn con đường cai trị mà không có quốc hội. Nông dân bắt đầu chiếm đất, và các xô-viết (hoặc các hội đồng chính trị) bắt đầu hình thành trong số những chiến binh ngoài mặt trận, như đã xảy ra giữa các nhóm chính trị ở trong các thành phố.


Vào mùa thu năm đó, khi chiến tranh nổ ra, thành viên Bolsheviks của Lenin đã tiến hành một cuộc nổi dậy vũ trang có thể là không hơn 10.000 người. Họ đã chỉ đạo cuộc đảo chánh không chống lại chính phủ lâm thời, mà từ lâu đã trở nên suy tàn, nhưng chống lại phe chính trị ở thủ đô, do các nhà xã hội chủ nghĩa trung dung chiếm ưu thế. Cuộc Cách mạng Tháng Mười bắt đầu như là một cuộc đảo chính do phe cánh tả cực đoan chống lại tất cả những phe cánh tả khác, trong đó các thành viên tố cáo cánh Bolshevik đã vi phạm tất cả các nguyên tắc và sau đó rút  khỏi các xô-viết.


Các đảng viên Bolsheviks, giống như nhiều đối thủ của họ, là những người hâm mộ Karl Marx, người đã nhận diện ​​cuộc đấu tranh giai cấp như là động cơ vĩ đại của lịch sử. Cái mà ông gọi là chế độ phong kiến ​​sẽ dẫn đến chủ nghĩa tư bản, cái sẽ bị thay thế bởi chủ nghĩa xã hội, và cuối cùng là sự tưởng tượng viễn vông của chủ nghĩa cộng sản. Marx hình dung ra một kỷ nguyên mới của tự do và trù phú, và điều kiện tiên quyết của nó là phá hủy "nô lệ lương bổng" và sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Khi ông và cộng sự Friedrich Engels tuyên bố trong Tuyên Ngôn Cộng sản năm 1848: lý thuyết của chúng tôi "có thể được tóm tắt thành một câu:" Bãi bỏ tài sản cá nhân."


Sau khi chiếm được quyền lực vào đầu năm 1918, Bolsheviks đã đổi tên đảng thành Đảng Cộng sản khi họ tìm cách buộc Nga phải đi đến xã hội chủ nghĩa và, sau hết, đi đến giai đoạn cuối cùng của lịch sử. Hàng triệu người đã cố gắng sống theo những cách mới. Tuy nhiên, không ai biết chính xác xã hội mới sẽ được hình thành ra sao. "Chúng ta không thể đưa ra một đặc tính của chủ nghĩa xã hội", Lenin thừa nhận vào tháng 3 năm 1918. "Chủ nghĩa xã hội sẽ như thế nào khi nó đạt đến dạng hoàn chỉnh thì chúng ta không biết, chúng ta không thể nói."


Nhưng có một điều rõ ràng đối với họ: chủ nghĩa xã hội không thể giống với chủ nghĩa tư bản. Chế độ sẽ thay thế tài sản cá nhân bằng tài sản tập thể, các thị trường có quy hoạch và các nghị viện "tư sản" với quyền lực nhân dân".

"Tuy nhiên, trong thực tế, các kế hoạch khoa học đã không thể đạt được, như ngay cả một số đảng viên cộng sản đã thừa nhận vào thời điểm đó. Đối với việc tập thể hóa tài sản, nó không trao quyền cho nhân dân mà là cho nhà nước.


Tiến trình khởi động của cộng sản kéo theo sự mở rộng quy mô của một bộ máy công an mật vụ để tiến hành việc bắt giữ, trục xuất nội bộ và xử tử những "kẻ thù giai cấp". Sự tước đoạt của cải từ các nhà tư bản cũng làm giàu cho một nhóm các quan chức nhà nước mới. Tất cả các đảng phái và quan điểm nằm ngoài học thuyết chính thức đều bị đàn áp, loại bỏ. Các mục tiêu được tuyên bố cho cuộc cách mạng năm 1917 là sự giàu có và công lý xã hội, nhưng cam kết phá huỷ chủ nghĩa tư bản đã làm tăng các cấu trúc khiến họ không thể đạt được những mục tiêu đó.


Ở khu vực thành thị, chế độ Xô Viết đã thu hút lực lượng công nhân nhà máy vũ trang, hăng say tuyển dụng cho đảng và công an mật vụ, và những người trẻ tuổi thiếu kiên nhẫn để xây dựng một thế giới mới. Ở nông thôn, nông dân - khoảng 120 triệu linh hồn - đã tiến hành cuộc cách mạng của họ, lột bỏ tầng lớp quý tộc và thiết lập quyền sở hữu đất đai của nông dân trên thực tế.


Với sự tàn phá của nông thôn với nạn đói sắp tới, Lenin  buộc các đảng viên miễn cưỡng phải chấp nhận cách mạng nông dân riêng rẽ trong thời gian này. Ở nông thôn, dù bị chống đối của thành phần thuần túy cộng sản, một nền kinh tế thị trường bán phần được phép hoạt động. Với cái chết của Lenin năm 1924, sự nhượng bộ này trở thành vấn đề của Stalin. Không nhiều hơn 1% diện tích đất canh tác của đất nước được tự nguyện tập thể hoá vào năm 1928. Đến lúc đó, các nhà máy chủ chốt chủ yếu là do nhà nước sở hữu, và chế độ đã cam kết lập kế hoạch kỹ nghệ hóa ngũ niên.


Các nhà cách mạng than phiền là Liên Xô hiện có hai hệ thống không tương hợp - chủ nghĩa xã hội trong thành phố và chủ nghĩa tư bản ở thôn quê. Stalin đã không trì hoãn. Ông đã cưỡng chế tập thể hóa từ biển Baltic cho tới Thái Bình Dương, ngay cả khi đối mặt với cuộc nổi dậy của nông dân. Ông đe doạ các quan chức đảng, bảo họ rằng nếu họ không nghiêm túc tiến hành việc xoá bỏ chủ nghĩa tư bản thì họ nên sẵn sàng nhượng bộ quyền lực cho giai cấp tư sản nông thôn đang lên. Ông đã kích động chiến tranh giai cấp chống lại "kulaks" (những người nông dân tư sản) và bất cứ ai bảo vệ họ, áp đặt các chỉ tiêu cho các vụ bắt giữ hàng loạt và trục xuất nội bộ.


Stalin rất rõ ràng về lý luận ý thức hệ của mình. "Liệu chúng ta có thể  phát triển nông nghiệp theo phương cách kulak, như các trang trại cá nhân, bên cạnh các trang trại quy mô lớn" như ở "Hoa Kỳ và tương tự như vậy?", Ông đặt vấn đề. "Không, chúng ta không thể làm như thế. Chúng ta là một đất nước Liên Xô. Chúng ta muốn cấy vào một nền kinh tế tập thể, không chỉ trong công nghiệp, mà còn cả trong nông nghiệp. "Và ông không bao giờ quay trở lại, ngay cả khi, theo chính sách của ông, đất nước này rơi vào một nạn đói khác từ năm 1931 đến năm 1933. Ép buộc tập thể hoá trong vài năm đó đã xóa sổ khoảng 5 đến 7 triệu mạng người.

Tiền lệ khủng khiếp của Liên Xô đã không làm gì để ngăn cản các nhà cách mạng cộng sản khác. Mao Trạch Đông, một người cứng rắn như Stalin, đã đạt lên đến đỉnh cao của phong trào Trung Cộng, và năm 1949, ông và các đồng chí của ông đã xuất hiện như những người chiến thắng trong cuộc nội chiến Trung Quốc. Mao coi sự mất mát khổng lồ về nhân mạng trong cuộc thử nghiệm tại Liên Xô như là nội tại của thành công. Chiến dịch Đại nhảy vọt của Mao, một chiến dịch bạo động từ năm 1958 đến năm 1962, là một nỗ lực nhằm tập thể hóa khoảng 700 triệu nông dân Trung Quốc và mở rộng ngành công nghiệp khắp cả nước. "Ba năm lao động và gian khổ, và một ngàn năm thịnh vượng", là  khẩu hiệu nổi bật của thời đại đó.


Các báo cáo giả dối về những vụ mùa thắng lợi và những nông dân vui tươi đã tràn ngập các chung cư dành cho tập đoàn cai trị ở Bắc Kinh. Thực tế, chương trình của Mao đã dẫn đến một trong những nạn đói chết người nhất trong lịch sử, lấy mất từ 16 đến 32 triệu nạn nhân. Sau thảm hoạ, mà những người sống sót gọi là "trận cuồng phong cộng sản", Mao ngăn chặn sự kêu gọi rút lui khỏi tập thể hóa qua lời tuyên bố, "nông dân muốn 'tự do', nhưng chúng ta muốn chủ nghĩa xã hội."


Điều này cũng không làm cạn kiệt các tiết mục tàn bạo của cộng sản dưới danh nghĩa lật đổ chủ nghĩa tư bản. Với cuộc thâu tóm Campuchia vào năm 1975, Pol Pot và Khmer Đỏ đã chở hàng triệu người dân thành thị trên khắp đất nước đổ vào vùng nông thôn để làm việc cho tập thể và các dự án lao động cưỡng bức. Họ tìm cách xây dựng lại Cam Bốt thành một xã hội không có giai cấp, chỉ là nông nghiệp. Khmer Đỏ đã hủy bỏ tiền, cấm đánh bắt cá thương mại và bức hại Phật giáo, người Hồi giáo và người dân tộc thiểu số Việt Nam và người Hoa bị coi là "kẻ xâm nhập". Chế độ của Pol Pot cũng bắt giữ trẻ em để tránh lây nhiễm ý thức hệ từ cha mẹ "tư bản".


MVEMCjUyd4Qhj0mX8oLs-Dv9Q72xqa6yg72RCLzbGS4XtbiobVmssvGdFwFZui_LVC3Tw-FCf4w5GnktaUgc_CJm8iZJvvpJ5wmT5nP-nQgbI-SuuLF6Bob2KaNadHopC8e2_gcC


Tổng cộng lại, có thể nói khoảng 2 triệu người Cam Bốt, một phần tư dân số, bị thiệt mạng vì đói nghèo, bệnh tật và các vụ hành quyết trong bốn năm khủng khiếp của chế độ Pol Pot. Ở một số khu vực, sọ người có thể được tìm thấy ở mỗi cái ao.


Phân tích giai cấp của Marx đã phủ nhận tính hợp pháp của bất kỳ sự chống đối chính trị nào, không chỉ từ các phần tử "tư sản" mà còn từ bên trong các phong trào cộng sản - bởi vì các nhà bất đồng chính kiến ​​"phục vụ" các lợi ích của trật tự tư bản quốc tế. Nền tảng lý luận không ngừng của cuộc cách mạng phản tư bản chủ nghĩa nhắm tới một lãnh đạo duy nhất của một hệ thống độc đảng.


Từ Nga và Trung Cộng đến Campuchia, Triều Tiên và Cuba, các nhà độc tài cộng sản đã chia sẻ các đặc điểm chính. Tất cả đều rập khuôn ít nhiều với kiểu Leninist: một sự kết hợp của các tư tưởng xung kích và những kẻ mưu đồ vô kỷ luật. Và tất cả đều có một ý chí cực đoan - điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu mà chỉ có đổ máu không ngừng mới đạt được.


_XlvDCdt1yvJEMOvMgcyGdteZFc3nHjHX1vdSKVYnI0jKyOsyJOwtUIC_nX15UrTwY7nrDSfw6FiSicRhU3_6ZbTv-PGRYNsyaHEsYJXeSmba1B6wx2tQ4AF1Q9Mwnlu6KS8HcLC


Chủ nghĩa cộng sản hầu như không phải là duy nhất trong suốt một thế kỷ qua đã tạo ra các cuộc thảm sát. Sự đàn áp của chủ nghĩa phát xít và các cuộc chiến tranh diệt chủng đã giết chết ít nhất 40 triệu người, và trong thời Chiến tranh Lạnh, chủ nghĩa chống cộng đã thúc đẩy các vụ bạo động gay gắt ở Indonesia, Mỹ Châu Latinh và các nơi khác.


Nhưng những bằng chứng ngày càng tỏ lộ cho thấy sự kinh hoàng của chế độ cộng sản qua nhiều thập niên, nó đã gây sốc cho những người theo phái tự do và cánh tả ở phương Tây, những người chia sẻ nhiều mục tiêu bình đẳng với các nhà cách mạng.

Một số đã bác bỏ Liên bang Xô viết như là một sự biến dạng của chủ nghĩa xã hội, cho rằng các tội ác của chế độ là sự lùi bước của Nga hoặc đó chỉ là những đặc thù của Lenin và Stalin. Rốt cuộc, Marx chưa bao giờ chủ trương giết người hàng loạt hoặc trại lao động Gulag. Không nơi nào ông cổ xúy công an mật vụ, trục xuất người bằng xe chở gia súc và chết đói hàng loạt được sử dụng để thiết lập nông trại tập thể. Nhưng nếu chúng ta học được một bài học từ thế kỷ cộng sản, đó là: để thực hiện các lý tưởng Mác-xít là phản bội chúng. Yêu cầu của Marx nhằm "bãi bỏ tài sản cá nhân" là một lời kêu gọi hành động - và một con đường không thể nào lay chuyển được dẫn tới việc tạo ra một nhà nước áp bức, không được kiểm soát.


Một vài nhà xã hội học đã bắt đầu nhận ra rằng sẽ không có tự do nếu không có thị trường và tài sản cá nhân. Khi họ làm hòa với sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, với hy vọng điều tiết thay vì bãi bỏ nó, họ đã bắt đầu đưa ra những tố cáo như những người bỏ đảng. Theo thời gian, có thêm nhiều thành phần xã hội chủ nghĩa chấp nhận nhà nước phúc lợi, hoặc nền kinh tế thị trường với sự tái phân phối. Nhưng những lời kêu gọi vượt qua chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại trong số những người cánh tả. Nó vẫn còn tồn tại, mặc dù hầu như không còn phong thái Marxist chính thống, như ở Nga và Trung Cộng, những cố thủ dai dẳng nhất của thế kỷ cộng sản. Cả hai nước đều tiếp tục không tin tưởng vào những gì có thể là quan trọng nhất trong thị trường tự do và tài sản cá nhân: đó khả năng tạo ra sự độc lập về hành động và tư tưởng cho người dân bình thường, theo đuổi lợi ích riêng khi họ thấy phù hợp, trong cuộc sống riêng tư, xã hội dân sự và lĩnh vực chính trị.


Nhưng chủ nghĩa phản-tư-bản cũng là một chương trình nhằm tạo một phiên bản khác cho một trật tự thế giới mới, trong đó mục tiêu của chủ nghĩa dân tộc bị đàn áp lâu dài có thể được thực hiện. Đối với Stalin và Mao, những người thừa kế các nền văn minh cổ xưa đáng tự hào, thì Âu Châu và Hoa Kỳ biểu trưng cho sự quyến rũ và đe dọa của một phương Tây vượt trội. Những người Cộng sản tự đặt mình làm nhiệm vụ đối chiếu và vượt qua các đối thủ tư bản chủ nghĩa của họ, nhằm giành được vị trí trung tâm cho đất nước của họ trên trường quốc tế. Cuộc đấu tranh cách mạng này cho phép Nga đáp ứng được ý thức hàng thế kỷ của mình về một sứ mệnh đặc biệt trên thế giới, trong khi đó nó cho Trung Cộng được mệnh danh một  lần nữa là Vương quốc Trung tâm. Sự phản kháng của Vladimir Putin đối với phương Tây, với sự pha trộn đặc biệt của ông về nỗi tiếc xót của Liên Xô và sự phục hưng của Chính thống Nga, được xây dựng trên tiền lệ của Stalin. Về phần mình, tất nhiên, Trung Cộngc vẫn là nước cộng sản khổng lồ cuối cùng, ngay cả khi Bắc Kinh đang cố gắng quảng bá và kiểm soát một nền kinh tế chủ yếu là kinh tế thị trường. Dưới thời Tập Cận Bình, đất nước Tàu hiện nay bao gồm cả hệ tư tưởng cộng sản và văn hoá Trung Quốc truyền thống trong một vận hành để nâng cao vị thế của nó như là một phương án thay thế cho phương Tây.


Thế kỷ đẫm máu của cộng sản đã chấm dứt, và chúng ta chỉ có thể chào mừng sự ra đi của nó. Nhưng những khía cạnh rắc rối từ di sản của nó vẫn còn tồn tại.

Stephen Kotkin


Stephen Kotkin là giáo sư về lịch sử và các vấn đề quốc tế tại ĐH Princeton và là một thành viên cao cấp tại Viện Hoover của ĐH Stanford. Cuốn sách mới nhất của ông, “Stalin: Waiting for Hitler, 1929-1941”, được NXB Penguin Press xuất bản tháng trước.


Phạm Hương Sơn diễn dịch

Lời người dịch: Bài tường trình trên đây chưa đề cập đến chi tiết về các tai họa mà chủ nghĩa cộng sản ngoại lai đã đổ lên trên hàng triệu người dân Việt Nam do sự lãnh đạo của tập đoàn Hồ Chí Minh.

Kính mời quý đọc giả theo dõi phần trình bày của học giả Nguyễn Xuân Nghĩa dưới đây:


 




    

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC