Việt Nam: Đấu tranh quyền lực hay cải cách nhà nước ?

04/11/201712:24 SA(Xem: 2448)
Việt Nam: Đấu tranh quyền lực hay cải cách nhà nước ?

Việt Nam: Đấu tranh quyền lực hay cải cách nhà nước ?


Lãnh đạo  của một quốc gia vùng Đông Nam Á đang dọn đường để kéo dài thời gian nắm giữ quyền lực

ATSUSHI TOMIYAMA, biên tập viên Nikkei

Xx0f3cKGiDGHf9SBsk6st-Q3EcreC5NDR5niZ0WxiG-Ep_NGH1g8fimLYtCMBR7uJzti5XS8Kl6sFraS4TumSh5KrZsMRf_i0Er9exHsocxSZJmQ3KVJDIgU6_RBpqTI48Djmvfe


Tổng thư ký Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, có thể không sẵn sàng từ nhiệm © Reuters

Hà nội – Người  lãnh đạo nhà nước Việt Nam đã tuyên bố một cuộc cải tổ toàn diện của chính phủ gồm có việc cắt giảm 400.000 biên chế. Tuy nhiên,  chiến dịch này dường như  là để củng cố vị thế của ông ta trong một chế độ nhà nước độc đảng, quan trọng chẳng kém gì việc cải cách tài chính.

Khi đề cập đến việc cải tổ hành chính tại phiên họp các cấp của Uỷ ban Trung ương vào ngày 4 tháng 10, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng thư ký Đảng Cộng sản Việt Nam, đã phát biểu rằng "Đây là một cuộc cách mạng..”


vkeRpr7ht0g5TDcMkAneZdcwarnSNPilfWBOiaDw0B0h1oj4-kXiucLZvPyD4IgdIRd1kGFYsm2y7-5Y_3rvJqAGth_HmOUJOC4p5kvJHXm5K6Q4iyhqb3-ZxVXMuSj-mZt6o0fD

Bộ máy nhà nước Việt Nam được miêu tả là đầy dẫy những quyền lợi cá nhân, tồn tại được là nhờ các kiểu hoạt động như gia đình trị và hối lộ. Sự tăng trưởng không kiểm soát của bộ máy quan liêu đã khiến số lượng công chức lên đến 2,8 triệu người vào năm ngoái, tăng 70% kể từ năm 2010.

"Cuộc cách mạng" này của ông Trọng không là câu nói suông . Kế hoạch của ông kêu gọi cắt giảm biên chế và trừng phạt các chính trị gia và quan chức cao cấp tham nhũng, và những biện pháp khác. Nổi tiếng là một nhân vật luôn phát biểu mập mờ, một nguồn tin của chính phủ cho biết " lần này, không còn ngờ gì nữa.”

Bị áp lực

Cũng chẳng có gì đáng ngờ về các khó khăn tài chính của Việt Nam . Vào cuối năm 2016, số nợ công   đã lên đến 64,7% tổng sản phẩm quốc nội,  chỉ có hơi kém mức ấn định tối đa 65% của chính phủ. Một dự án đường sắt đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh đã bị trì trệ do thiếu vốn và có thể sẽ không   khánh thành được vào năm 2020 như đã dự định. Trong năm tới, sự sụt giảm về doanh thu của chính phủ  cũng đã thấy ẩn hiện đâu đó, khi thuế quan thương mại trong khối Cộng đồng Kinh tế ASEAN giảm xuống số không.


Nhưng nhiều suy đoán  cho rằng ông Trọng có một động cơ khác ngoài vấn đề lo liệu ngân sách để giải quyết các món nợ công to lớn, đó là đảm bảo việc nắm giữ quyền lực của mình. Người có quyền lực nhất  Việt Nam này đã được bổ nhiệm làm Tổng Thư ký vào năm ngoái. Nếu cứ theo tuổi tác của ông - 73 tuổi – thì đã có nhiều ức đoán ​​cho rằng ông ta sẽ được thay thế vào năm 2018, trước khi kết thúc nhiệm kỳ 5 năm. Nhưng hiện tại, ông Trọng dường như có khí thế để tiếp tục cho đến năm 2021.


Vấn đề tham nhũng của các quan chức cũng là một đích nhắm nhân danh cải tổ hành chính. Ông Đinh La Thăng, cựu chủ tịch của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đã bị cách chức Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, là một ví dụ trong những cuộc trừng trị thẳng tay có liên quan đến doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Việt Nam này. Vào tháng 8, Trịnh Xuân Thanh, một giám đốc điều hành khác, đã bị bắt giam vì có liên quan đến những tổn thất kinh doanh to lớn.


Cả hai đều thân thiết với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một đối thủ chính trị của ông Trọng, và là người đã bị loại khỏi vòng chiến vào năm 2016. Người ta tin rằng không phải ngẫu nhiên   mà các đồng minh này lại ngã ngựa ngay trước khi Trọng tuyên bố về cuộc "cách mạng" của ông ta.


Phạm Thiên Phước diễn dịch

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC