Thừa dịp nguy cơ Bắc Triều Tiên gây ảnh hưởng, Bắc Kinh âm thầm gia tăng quân sự hóa tại Biển Đông
The Japan Times
A satellite photo shows Chinese-controlled Tree Island, part of the Paracel Islands group in the South China Sea, on Oct. 12. | PLANET LABS / HANDOUT / VIA REUTERS
HONG KONG / BEIJING – Lúc gần đây, hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã âm thầm tiến hành việc xây dựng và cải tạo ở Biển Đông. Các nhà ngoại giao cũng như các quan chức quân đội thuộc khu vực cho rằng, không lâu nữa, Trung Quốc rất có khả năng xác quyết các yêu sách của mình về tuyến đường thủy này một cách mạnh mẽ hơn.
Với việc thế giới đang tập trung giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên, và Bắc Kinh đang bận rộn miệt mài với Quốc hội Đảng, thì trong những tháng gần đây, người ta đã chẳng còn thấy các hàng tít lớn về những căng thẳng ở Biển Đông nhiều như trước nữa .
Tuy nhiên, khi không có tranh chấp nào được giải quyết, và khi Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển các cơ sở trên các đảo Bắc và Cây thuộc quần đảo tranh chấp Hoàng Sa, như hãng thông tấn Reuters đã duyệt qua các hình ảnh mới đây, thì các chuyên gia đã cho nhận định rằng tuyến đường thương mại quan trọng này vẫn là một điểm nóng toàn cầu.
Một số người thì chắc rằng trong vài tháng tới Trung Quốc sẽ bắt đầu triển khai các chiến đấu cơ trên đường băng mới lập tại quần đảo Trường Sa, trong khi các quan chức quân sự khu vực cho biết Trung Quốc hiện đã sử dụng các cơ sở mới để mở rộng việc triển khai các lực lượng hải quân và tuần duyên tiến sâu vào vùng Đông Nam Á.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng Reuters, Bonnie Glaser, một chuyên gia an ninh về vấn đề Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington cho hay "Họ đã xây dựng những cơ sở rộng lớn này và nhóm chuyên gia dân sự lẫn nhóm quân sự Trung Quốc đều đã nói rõ rằng khi đúng thời điểm chiến lược, họ sẽ bắt đầu sử dụng toàn bộ các cơ sở này,” và rằng "Tôi nghĩ rằng câu hỏi cần đặt ra không phải là nếu, mà là khi nào, Trung Quốc sẽ bắt đầu gia tăng áp lực trên những yêu sách về quyền lợi của mình ở Biển Đông ... và họ sẽ là người chọn lựa thời điểm ấy".
Trong khi đó thì các hình ảnh vệ tinh cho thấy phía Việt Nam, quốc gia trong vòng tranh chấp, đã gần hoàn thành việc cải tạo và mở rộng đường phi đạo tại căn cứ của họ trên đảo Trường Sa.
Việc xây dựng trên quần đảo Trường Sa là biểu tượng cho sự yêu sách trên Biển Đông ngày càng tăng của Trung Quốc trong thời kỳ đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình, và đã được nêu bật trong bài phát biểu của ông ta tại Đại hội Đảng Cộng sản vào tháng này, rằng "Việc xây dựng trên các hòn đảo và các rạn san hô ở Biển Đông đã có những tiến bộ vững chắc"
Đây có thể sẽ là một đề tài trong chuyến viếng thăm châu Á, bắt đầu vào tuần này, của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
A satellite photo shows Chinese-controlled North Island, part of the Paracel Islands group in the South China Sea, on Sept.29. | PLANET LABS / HANDOUT / VIA REUTERS
Michael Cavey, một phát ngôn viên của bộ ngoại giao Hoa Kỳ, cho biết "Chúng tôi vẫn luôn có quan ngại về những căng thẳng ở Biển Đông, đặc biệt là những vấn đề gây ra bởi sự cải tạo đất đai và quân sự hóa các vùng xa xôi đang có tranh chấp, và việc một số phần tử sẵn sàng sử dụng các biện pháp cưỡng chế để xác quyết các yêu sách của họ,"
"Chúng tôi đã liên tục kêu gọi Trung Quốc, cũng như những các quốc gia khác trong vòng tranh chấp, ngưng các việc như cải tạo đất đai, xây dựng các cơ sở mới, và quân sự hoá các vùng tranh chấp".
Trả lời các câu hỏi của Reuters, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Ren Guoqiang, đã lập đi lập lại rằng các hòn đảo này là lãnh thổ của Trung Quốc, không thể chối cãi được, và cả quyết "Không thể nào nói rằng việc xây dựng trên các hòn đảo và các rạn san hô của chúng tôi ở Biển Đông và việc xây cất các cơ sở phòng thủ cần thiết là một sự gia tăng triển khai quân sự,” "Chúng tôi tin rằng hiện nay tình hình ở Biển Đông nói chung là tốt, và tất cả các bên liên quan nên hợp tác chặt chẽ để bảo vệ hòa bình và ổn định của Biển Đông."
Đại sứ Trung Quốc tại Washington, Cui Tiankai, thì phát biểu rằng Hoa Kỳ không nên “can thiệp” vào các nỗ lực khu vực để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Trung Quốc đang tìm cách xoa dịu quốc gia tranh chấp Philippines và thúc đẩy các cuộc đàm phán với nhóm ASEAN, trong khi Washington có nhiều quan ngại về an ninh dài hạn của tuyến đường thủy này,mà thông qua đó có khoảng 3 nghìn tỷ đô la thương mại một năm.
Trong một bài phát biểu tại Singapore hồi đầu tháng 10, vị lãnh đạo quân sự cao cấp nhất của Hoa kỳ trong khu vực cho biết ngay cả khi Washington thúc đẩy Bắc Kinh giúp kiềm chế Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ vẫn sẽ buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về các hành động đi ngược lại các quy tắc và chuẩn mực quốc tế.
Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết "Chúng tôi cũng muốn Bắc Kinh có nhiều cố gắng hơn để ngưng các hành động khiêu khích ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang tạo dựng lực lượng chiến đấu và thiết lập lợi thế trong một nỗ lực nhằm khẳng định chủ quyền thực tế trên các các vùng biển đang có tranh chấp."
Thông qua đường 9 đoạn gây nhiều tranh cãi, Trung Quốc tuyên bố dành chủ quyền trên hầu hết khu vực này, trùng lặp với các khẳng định chủ quyền hàng hải của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei.
Tập đoàn RAND, có liên quan đến chính phủ Hoa Kỳ, trong một nghiên cứu gần đây về việc cân nhắc các nguy cơ xảy ra trong mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đã đưa Biển Đông vào danh sách các điểm nóng.
Khi đặt nguy cơ Biển Đông lên trên Taiwan nhưng dưới bán đảo Triều Tiên, nghiên cứu này ghi nhận rằng tuyến đường thủy này đã "trở thành tâm điểm không lường trước được của sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc .”
Mặc dù Ngũ Giác Đài đã bắt tay vào việc tuần tra về tự do hàng hải, FONOPS, một cách thường xuyên nhằm thách thức các yêu sách của Bắc Kinh, một số nhà phân tích cho rằng Washington đang phải vật vã chống lại sự thống trị dần dà của Trung Quốc trong khu vực.
Ian Storey, một chuyên gia về Biển Đông tại Viện Yusof Ishak của Singapore nhận định rằng "Trung Quốc dường như đang theo đuổi một chiến lược dài hạn và và có nghiên cứu kỹ lưỡng để đạt được quyền thống trị trên Biển Đông, trong khi Hoa Kỳ chỉ phản ứng bằng những động thái chiến thuật đặc ứng tạm thời",
This combination of satellite photos show Chinese-controlled Tree Island, part of the Paracel Islands group in the South China Sea, in 2015 (top) and on Oct.12. | PLANET LABS / HANDOUT / VIA REUTERS
"FONOPS là chiến thuật chứ không phải là chiến lược, và họ đã chẳng khiến Trung Quốc thay đổi kế hoạch Biển Đông một chút xíu nào."
Ni Lexiong, một chuyên gia hải quân tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật của Đại học Thượng Hải, thì đưa ra luận điệu rằng hiện tại Trung Quốc không có nhu cầu gia tăng đáng kể các việc triển khai, mà mọi việc lại phụ thuộc nhiều vào các hoạt động của các quốc gia khác.
Ông này còn nói thêm: "Chừng nào mà những người khác không cố ý gây xung đột, mọi việc sẽ ổn thôi. "Vấn đề là một số nước, như Hoa Kỳ, lại đi phá rối mọi thứ."
(Lời người dịch: Các quan chức TQ cao cấp ngày càng tỏ ra ngạo mạn, trịch thượng trong hầu hết mọi hành vi và ngay cả trong ngôn ngữ ngoại giao)
Phạm Thiên Phước diễn dịch
- Từ khóa :
- Biển Đông