Thiên Mệnh Đánh Mất : Sự phản bội của người Mỹ đối với Ngô Đình Diệm, Tổng Thống nước Việt Nam Cộng Hòa

31/10/201711:53 CH(Xem: 6579)
Thiên Mệnh Đánh Mất : Sự phản bội của người Mỹ đối với Ngô Đình Diệm, Tổng Thống nước Việt Nam Cộng Hòa
Thiên Mệnh Đánh Mất : Sự phản bội của người Mỹ đối với Ngô Đình Diệm, Tổng Thống nước Việt Nam Cộng Hòa

 

C9PROPuna5mFslATBIvlXKcFvdZczcbgkaI09n5sYoSinkqucMjl_lP7pIYtGhLsVIqJUoPTftYX4tbMAWZiZxYG7EDmqDFCEYW3KwFtZG0-KkczEbGHTAOSSWEMou9dLsjcas6h


                                                  

"Đó là một quyết định ngu xuẩn và, Lạy Chúa, chúng ta đã trả cái giá, họ đã trả cái giá, mọi người đều đã trả cái giá..." - Howard Jones


Việt Nam. Danh xưng này đeo đẳng nặng nề lên tâm trí của các định chế quân sự và chính trị Mỹ. Bằng chứng về những ảnh hưởng kéo dài của nó được tìm thấy trong cụm từ được lặp đi lặp lại mãi, "không còn Việt Nam nữa". Tức là không còn có cuộc chiến tranh với những mục tiêu mơ hồ gây ra những ảnh hưởng xấu đến xã hội và cuối cùng kết thúc bằng thất bại. Chiến tranh Việt Nam đã thất bại - miền Nam Việt Nam bị chinh phục bởi cộng sản MIền Bắc, và xã hội, quân đội và chính phủ Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề. Hơn 40 năm sau khi Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam, cuộc xung đột đã được phân tích không mệt mỏi bởi các học giả mong tìm cách hiểu được tiến triển của cuộc chiến và hậu quả cuối cùng.

Có lẽ việc nghiên cứu cuộc chiến tranh có tầm quan trọng ngang hàng như là việc nghiên cứu về nguyên nhân do đâu cuộc chiến tranh Việt Nam đã bắt đầu, và làm sao Hoa Kỳ đã lôi kéo cuộc xung đột lật đổ các chính phủ, đẩy quân đội tới bờ vực sụp đổ và đánh mất hàng trăm ngàn mạng sống.


Geoffrey Shaw, sử gia, giáo sư, và là chủ tịch của một nhóm chuyên gia chống khủng bố, cung cấp một cái nhìn vô giá như vậy về việc khởi đầu sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam và những sai lầm đã dẫn tới việc mở rộng cuộc xung đột.[1]. Trong cuốn sách của mình, cuốn “Thiên Mệnh Đánh Mất” - The Lost Mandate of Heaven, tác giả Shaw xem xét cuộc sống và đường lối quản trị của vị tổng thống đầu tiên (và cuối cùng) của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (VNCH) - Republic of South Vietnam (RVN), Ngô Đình Diệm.


Diệm là tổng thống VNCH từ năm 1955 cho đến khi ông qua đời trong cuộc đảo chính quân sự vào năm 1963, do các quan chức cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ. Gia đình Ngô Đình đến từ lớp thượng lưu, quan lại của xã hội Việt Nam. Mặc dù được đào tạo theo truyền thống Tây phương và là một người theo đạo Thiên chúa, nhưng Diệm cũng có kinh nghiệm trong tư duy Khổng giáo và một người theo chủ nghĩa dân tộc Việt Nam nhiệt tình. Ông cũng là một nhà quản lý cực kỳ hiệu quả và là một người chống cộng cứng rắn. Cuối cùng, như tiêu đề của cuốn sách ngụ ý, ông có tính hợp pháp trong con mắt của người Việt Nam và "được người Việt Nam tôn kính bởi vì ông trung thực và độc lập ... một anh hùng ở miền Trung và Bắc Việt Nam, và sau này cũng thế ở miền Nam" [2].


ekT1wr0l8MIUeXATE8rBGjMOlIkUJQkiud5XzvBYxAB3Kzo_DHpPERFljV-HKsH7woiqjOfWZn8a_wDUCJ_5zGGlgMDEdI86QdJBFCE-PsGh5EdMdB6JgGyg-O37lc9h2qOQqilq 

Tổng thống Dwight D. Eisenhower chào đón Tổng thống Ngô Đình Diệm đến Hoa Kỳ vào tháng 5 năm 1957. Trong chuyến viếng thăm Diệm đã đọc diễn văn tại một phiên họp lưỡng viện của Quốc hội và được chào đón bằng một cuộc diễn hành thành phố New York. Eisenhower gọi Diệm là "con người kỳ diệu của châu Á." Ảnh do Phòng Lưu trữ An ninh Quốc gia.


Diệm, gia đình của ông, chính quyền của ông, và các chính sách của ông, tuy nhiên, dường như đã gây phiền nhiễu đến lợi ích của Hoa Kỳ. Shaw cho thấy cấu trúc của chính quyền Diệm, với sự nhấn mạnh vào lòng trung thành và sự phụ thuộc vào gia đình, được xem là khá bất thường. Các thành viên của gia đình Ngô Đình, đặc biệt là em dâu của mình, cũng có khuynh hướng "đưa ra những nhận xét kích động đối với báo chí Hoa Kỳ và làm suy yếu vị trí chung của họ" đối với chính phủ Hoa Kỳ và Nam Việt Nam. [3] Quan trọng hơn, trong toàn bộ cuốn sách, Shaw ghi lại một loạt các quyết định và sự kiện như sự ủng hộ của Mỹ đối với vấn đề trung lập của Lào (mở đường cho sự xâm nhập của Bắc Việt), sự khởi đầu và hiệu quả của chương trình ấp chiến lược, chiến lược tổng thể chống nổi dậy và cách xử lý của những bất ổn trong nước như những điều mà Diệm và các nhà tài trợ Mỹ của ông đã đụng độ.


Cụ thể, Shaw gợi ý một nhóm các cá nhân ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong chính phủ Kennedy đã chống lại Diệm một cách hiểm độc. Ông mô tả những cá nhân này tìm cách quản lý cuộc xung đột đang nổi lên ở Việt Nam theo cách ngược hẳn với chính sách của Diệm với tư cách là tổng thống của một quốc gia có chủ quyền. Một khi Diệm lâm vào những tình huống khó xử, nhóm này đã tìm kiếm và cuối cùng đạt được sự loại bỏ ông, điều này dẫn đến vụ thảm sát Diệm rất đáng ghê sợ. Shaw cũng quy trách báo chí Hoa Kỳ, muốn chứng minh rằng một số thành viên của báo chí đã tạo ra các tường trình từ một vị trí thiên vị, lục lọi để hoàn thành một kế hoạch đã định trước. Ông cho rằng những tường trình tương tự đã tạo ra một vòng phản ứng làm tăng tâm lý chống lại ông Diệm trong số các cơ quan thông tin được lựa chọn, và các cơ quan chính trị Mỹ có tầm mức quy mô lớn. Tất cả đã xảy ra đang khi Diệm tiến hành chiến dịch chống nổi loạn chống lại kẻ thù quyết liệt, và các nỗ lực của ông để duy trì tính hợp pháp bằng cách không xuất hiện như một con rối cho một thế lực bên ngoài.


Diệm không phải là không có những người ủng hộ ông - chủ yếu là những người hầu như là gần gũi hiểu biết cuộc xung đột như ông. Đáng chú ý là Đại sứ Hoa Kỳ, giám đốc CIA tại Sài Gòn, giám đốc đoàn cố vấn Anh, và các sĩ quan quân đội khác tại Việt Nam và Ngũ giác đài ủng hộ Diệm, và tin rằng chiến tranh ở Việt Nam đã giành được thắng lợi dưới quyền của ông. Trong khi "nhóm chống đối Diệm tin rằng việc dỡ bỏ Diệm là cần thiết để chiến thắng trong chiến tranh; các tướng lãnh Mỹ tin rằng chiến tranh đã thắng được với Diệm tại vị" [4]. Chính phủ và quân đội miền Nam ngày càng phát triển, và chiến lược tổng thể chống nổi dậy đang được sử dụng vào thời đó đã bắt đầu có kết quả.


Dù bằng bất cứ quan điểm nào về Diệm, Shaw cho thấy hầu như mọi cá nhân mà tác giả đã nhận diện trong cuốn sách đều nhận ra và thể hiện ở nhiều điểm khác nhau (trước và sau vụ hạ sát Diệm) rằng Diệm là nhà lãnh đạo có hiệu quả nhất. Ngay cả chính phủ Bắc Việt cũng thừa nhận rằng Diệm là trở ngại lớn nhất đối với tham vọng của họ nhằm thực hiện việc chiếm trọn miền Nam cho Cộng sản. Những sự kiện sau khi bị ám sát sẽ chứng minh rằng ông ta thực sự không thể thay thế được, vì Nam Việt Nam không hình thành nổi một chính phủ ổn định trước khi nước này rơi vào tay Bắc Việt.

T4oX-9rp5eIJcUTNpXsJQygz6ObUvBJPWk69QFOvuZ2xx-xbP8H0gR1G3D2BVvNnJvWl4eBJsAX7qFTv1R7n4yJB1lpiQpT9QDG-yWFNVs1BaJohUZ9kvqW6pvMdSzbgch5OkQh6

                                               Presidential Standard of South Vietnam (1955–1963)


Ngô Đình Diệm và chính phủ của ông chắc chắn không hoàn hảo, đặc biệt khi họ thực hiện các biện pháp chống lại sự nổi dậy của cộng sản ngày càng tăng. Tuy nhiên, không ai có thể vội vã đánh giá các thành viên của Tổng thống Kennedy, cũng như chính Tổng thống Kennedy vì không nắm bắt tốt hơn các sự kiện, do thời kỳ hỗn loạn trong lịch sử mà họ nắm quyền. Những suy nghĩ để suy đoán điều gì có thể xảy ra nếu Diệm vẫn còn sống và nắm quyền lực có thể đặt ra, nhưng đây là một ứng dụng ít có kết quả. Bất kể điều gì mặc lòng, theo các chứng cớ được trình bày trong cuốn sách của Shaw, Diệm là một người tốt lành, không đáng chịu số phận của mình như thế. Bằng cách ủng hộ việc lật đổ ông, Mỹ đã chấm dứt việc ổn định chính quyền Việt Nam, đã gây ra sự tham dự sâu rộng hơn của chính mình vào cuộc chiến tranh Việt Nam, và đã đánh mất nền quân sự và chính trị ở tầm cao.


Lost Mandate of Heaven: Sự phản bội của người Mỹ đối với Ngô Đình Diệm, Tổng thống của Việt Nam là cuốn sách cần phải đọc cho các nhà hoạch định chính sách, và rất có giá trị cho các cơ quan quân sự và các cơ quan chính phủ khác. Nó chứa đựng các bài học có thể giúp ngăn chặn xung đột trước khi nó bắt đầu, hoặc để giúp quản lý nó một khi xung đột đã bắt đầu.


Nathan Wike là một sĩ quan trong Quân đội Hoa Kỳ, và là thành viên của Hiệp hội Nhà báo Quân sự.


Phạm Hương Sơn diễn dịch

https://www.amazon.com/Lost-Mandate-Heaven-American-President/dp/1586179357

NOTES:

[1] The Alexandrian Defense Group, www.alexandriandefense.org.

[2] William O. Douglas, North from Malaya (New York: Doubleday, 1953), 180-81. From The Lost Mandate of Heaven, 37.

[3] The Lost Mandate of Heaven: The American Betrayal of Ngo Dinh Diem, President of Vietnam. Geoffrey Shaw. San Francisco, U.S.A. Ignatius Press, 2015, 192.

[4] Ibid., 264.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
FOLLOW US
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI
Thông tin của bạn được giữ kín tuyệt đối và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Nhập địa chỉ email của bạn
THÔNG TIN LIÊN LẠC